Tại Việt
Nam, rất nhiều các cha mẹ chỉ coi việc tập võ là một hoạt động ngoại khóa nhỏ
không quan trọng, hay thậm chí là một nơi trông trẻ vào mùa hè khi mà các bạn
nhỏ đã nghỉ học. Nhưng thực tế, võ thuật giúp cho trẻ rất nhiều. Hãy cùng điểm
lại 10 lí do vì sao các bạn nhỏ nên đi tập võ nhé.
1. Sự tự tin
Trong quá trình tập luyện võ
thuật, mỗi võ sinh sẽ dần tiến bộ hơn , sự tiến bộ được thể hiện bằng các màu
đai, khi đó sự tự tin (rất hồn nhiên) được hình thành, dù rất nhỏ nhưng có tác
dụng tạo thói quen Tự tin với sự tiến bộ của bản thân. Việc hình thành thói
quen cảm nhận rất quan trọng cho trẻ trong quá trình trưởng thành, võ thuật là
môn thể thao dễ hình dung nhất về việc này đối với trẻ.
2. Tự vệ
Mặc dù rất khó để đảm bảo là
khi trẻ tập võ thuật một thời gian là có thể chiến đấu chống lại sự tấn công
của kẻ xấu. Nhưng khi tập võ , trẻ em sẽ có sự lanh lợi và nhanh nhẹn hơn ,
điều đó có thể giúp ích Trẻ không còn là đối tượng bị tấn công nữa, hoặc khi là
đối tựơng thì cũng có thể có đủ khả năng chạy trốn khỏi nguy hiểm.
3. Học cách Đấm được như thế
nào ?
Tưởng chừng đấm rất đơn giản vì
nó là bản năng của con người , nhưng để đấm được quả đấm thật sự tốt, có hiệu
quả công phá thì cần có cách tập cơ bản, và rèn luyện thể chất . Không giống
như trong những bộ phim Hollywood mà bố mẹ vẫn thường xem , một em bé đấm gục
tên cướp to lớn.
4. Sự kỷ luật
Có một điều chắc chắn là trong
Lớp võ cần có sự kỷ luật, điều đó đảm bảo cho : Sự an toàn của các học viên,
đảm bảo việc tập luyện của lớp võ không bị gián đọan, và đảm bảo các võ sinh
luôn nỗ lực vượt ngưỡng dù đã rất mệt mỏi. Sự kỷ luật với bản thân sẽ hình
thành trong quá trình trẻ rèn luyện về các quy chuẩn đạo đức mà võ đường đưa ra
. Khi trẻ hiểu hơn, trẻ sẽ có thêm một tổ chức giám sát hành vi thay vì chỉ có
Gia đình, Nhà trường . Khi trẻ lớn lên, đã hình thành sự yêu thích và đam mê
với võ thuật , trẻ sẽ hiểu rằng muốn thành nhà Vô địch cần phải Kỷ luật với bản
thân: Không dùng chất gây nghiện, không uống rượu, không thức đêm ….
5. Sự nhẫn nại
Trong võ thuật thì việc nhẫn
nại vô cùng quan trọng, Dục Tốc Bất Đạt – dù có muốn nhanh cũng cần có các giai
đọan từng bước từng bước để đảm bảo phát triển và lĩnh hội lâu dài. Các bài tập
từ đơn giản tới phức tạp được các thầy đưa ra tạo cho trẻ hiểu là cần phải làm
tốt bài tập đơn giản thì sẽ làm bài cao hơn tốt và nhanh chóng.
6. Kỹ năng lãnh đạo
Các môn võ giúp ích cho các học
viên tập luyện sự kiểm soát bản thân : Kiểm soát cơ thể ( Cước pháp, Bộ pháp,
Thân pháp v..v..), Kiểm soát hơi thở (Khí lực ) và Kiểm soát tinh thần ( Sự
dũng cảm, ý chí ) . Nhưng đồng thời cũng luyện cho các võ sinh khả năng Phân
tích tình huống, phân tích đối thủ - dù là trẻ em hàng ngày tập đối luyện với
các bạn đồng lứa, sự hình thành đó được phát triển qua việc một bạn khi đối
luyện với bạn A thì cần bước dài tấn, nhưng do bạn B nhỏ hơn thì bước chân cần
ngắn hơn . Chính những khả năng đó, cộng với quá trình tập luyện động viên lẫn
nhau, các võ sinh đã dần dần hình thành kỹ năng lãnh đạo .
7. Thể lực
Võ thuật đem lại các bài tập
thể chất tuyệt vời để rèn luyện thể lực, một võ sinh có thể không quá cao to
nhưng thể lực lại có thể vượt trội hơn nhờ sự rèn luyện về ý chí, tinh thần và
khí lực trong bài quyền.
8. Chiến đấu có kiểm sóat
Trong tập luyện võ thuật, thì
đối luyện và đối kháng là quá trình để rèn luyện cho các võ sinh ngay sau khi
các võ sinh có thể thực hiện các kỹ thuật cơ bản. Việc này giúp ích cho võ sinh
bắt đầu học cách kiểm sóat bản thân , cũng như hình thành phản xạ có điều kiện
trong tập luyện.
9. Trường hợp khẩn cấp
Nhờ có việc tập luyện võ thuật,
trẻ em có sự lanh lợi và thông minh vận động tốt hơn. Khi gặp các trường hợp
khẩn cấp , có thể nhanh chóng tìm được phương án thóat thân thay vì thụ động
chờ đợi. Hoặc như khi đội Cứu hộ tới, đưa ra khỏi vị trí trú ẩn an tòan nhưng
thay vì phối hợp và chủ động gắng sức ra ngòai, trẻ khác sẽ sợ sệt và ngồi im
chờ.
10. Phân tích đánh giá đối
thủ
Nghe tưởng như rất cao siêu
nhưng việc này đã được hình thành ngay từ khi các bạn trẻ tới lớp tập võ. Khi
tới lớp võ, trẻ sẽ đối diện và giao tiếp với những đối tượng là bạn đồng môn
khá đa dạng - người lớn hơn, bạn bằng tuổi, em nhỏ, nam giới & nữ giới ...
điều đó hình thành môi trường cần phải phân tích và thay đổi liên tục đối với
trẻ. Trong tập luyện, trẻ luôn được giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể với người
giỏi hơn – kém hơn hoặc ngang bằng , điều đó giúp trẻ cần phân tích để đưa ra
các phương án thích hợp . Mỗi ngày như vậy, trẻ sẽ năng động hơn vì trí óc phải
vận động nhiều hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét