Lý tiểu Long đã từng nói: “Mục đích của việc tập luyện võ thuật không
phải để thể hiện sức mạnh, mà điều chúng ta quan tâm là ảnh hưởng của võ thuật
đến suy nghĩ và cách sống của mình như thế nào”. Đối với trẻ em, việc học võ là
hoàn toàn cần thiết.
TRẺ EM SẼ
NĂNG ĐỘNG HƠN
Thế
giới ngày nay đang đối mặt với nạn béo phì trẻ em, do ít vận động. Một số khác
lại mắc chứng tự kỷ do đâm đầu vào máy tính và không quan tâm đến thế giới bên
ngoài. Những giờ giáo dục thể chất mang tính ép buộc nên không thể giữ cường độ
luyện tập thường xuyên với trẻ nhỏ nên sẽ không thể giữ sức khỏe tốt trong
tương lai. Tuy nhiên với võ thuật sẽ giúp trẻ nhỏ trở thành một niềm đam mê và
giúp sức khỏe phát triển theo thời gian.
LUYỆN SỰ TẬP TRUNG VÀ BÌNH
TĨNH
Họcvõ không chỉ để tự vệ hay để đánh nhau như một số người nghĩ, võ thuật giúp con
người bình tĩnh và tập trung hơn trong nhiều tình huống ngoài xã hội. Khác với
những phòng tập thể hình hay câu lạc bộ thể dục nhịp điệu khác, lò võ là nơi
yên tĩnh với những đòn đấm và những tiếng thét “KIAI!” bất chợt rồi chìm vào
tĩnh lặng.
MẠNH MẼ HƠN TRONG VA CHẠM XÃ HỘI
Bài
học đầu tiên của võ thuật khi đối kháng là chịu đòn, cuộc sống như một trận đấu
như câu: “Vấn
đề không phải cú đấm của anh mạnh tới mức nào. Vấn đề là anh có thể chịu được
cú đấm mạnh tới mức nào, mà vẫn có thể tiếp tục tiến lên”. Võ thuật
là một con đường tắt dạy cho trẻ em biết cách chịu va chạm trong đời sống hàng
ngày.
SỰ TỰ TIN VÀ TÔN TRỌNG BẢN THÂN
Trẻ
con thường lo sợ khi đối diện với những đứa trẻ khác to lớn hơn mình, những vụ
bắt nạt trong trường học luôn diễn ra, điều đó gây tổn thương tâm lý đối với
trẻ nhỏ nhưng đó cũng trở thành động lực trong việc luyện võ. Rất nhiều võ sĩ
nổi tiếng bắt đầu luyện võ vì bị bắt nạt như Conor Mcgregor hay Georges
St-Pierre. Qua võ thuật giúp trẻ tự tin hơn khi đối đầu với những hành vi bạo
lực học đường.
Quang Lữ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét