Trong lúc tập luyện võ thuật nào
cũng dễ rơi vào tình trạng thở mạnh, đổ mồ hôi nhiều, cơ thể mệt mỏi. Đó là
điều không thể tránh khỏi. Thở trong võ thuật đóng một yếu tố khá quan trọng mà
nhiều người chưa hiểu đúng về nó.
Theo định nghĩa khoa
học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí cacbonic từ
trong ra của cơ thể sinh vật. Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa
của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có
nguyên tắc.
Lấy
một ví dụ cụ thể: Khi thực hiện các động tác gập chân thu lại, hoặc đưa mình
lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ
mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân, đấm tay và các động tác khác đi đến
dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ
thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp – tịnh hô”.
Hô
hấp đúng cách sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia
tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học
võ cổ truyền cho rằng, thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên
chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi.
Đó là lối thở đúng nhất để hòa hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ
gọi cách thở này là hiệp khí.
PHƯƠNG PHÁP THỞ
Đề khí (ngước
lên thở): Phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai
co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng
tâm cơ thể lên có lợi cho di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy,
đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không…
Trầm khí: Khi
thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp
này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ
hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có
tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực
mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn,
khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi
tòa sen… dễ làm phương pháp trầm khí.
Tụ khí: Phương
pháp tụ khí là sau khi vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực
thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không
những tăng lực, phát lực mà còn loại bỏ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không
tốt đến hệ tuần hoàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét