Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

CHIÊU SINH CÁC LỚP VÕ THUẬT.

Khai giảng các lớp võ thuật tại Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp - Hồ Chí Minh; Thuận An - Bình Dương....

VÌ SAO CẦN HỌC VÕ THUẬT? HỌC VÕ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Thực tế, võ thuật giúp cho trẻ rất nhiều, hãy cùng xem lí do vì sao các bạn nhỏ nên đi tập võ nhé...

DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI

Nếu bạn có dự định ủng hộ con em của mình luyện tập võ thuật thì bạn hãy quyết định ngay bây giờ – hoặc càng sớm càng tốt...

VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù....

ƯU ĐÃI LỚN - ĐĂNG KÝ HỌC VÕ THUẬT NGAY

Trong thời gian khuyến mãi khi đăng ký học cho bé tại trung tâm huấn luyện năng lực Hoàng Gia...

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Ranh giới giữa sống và chết, võ thuật sẽ cứu sống bạn như thế nào?

Trong khi rất nhiều người tập luyện võ thuật để thi đấu, những người khác thì tập luyện để rèn luyện sức khoẻ và cũng có những người sẽ tập luyện để tự vệ. Không có nghi ngờ gì võ thuật hoàn toàn có thể cứu sống bạn.

Trong những tình huống nguy hiểm, những kiến thức và các kỹ năng võ thuật có thể đóng vai trò quan trọng như là một cứu cánh cho bạn.
Vào ngày 7 tháng 4 năm 2015, một sự việc xảy ra với một nữ phục vụ ở một nhà hàng ở Trung Quốc, đã làm nổi bật sức mạnh tự vệ của võ thuật. Tên tội phạm, một người đàn ông tên là Jin He, gõ cửa nhà hàng đã đóng kín, hỏi cô phục vụ để hắn dùng nhờ toilet. Cô phục vụ không ngờ gì đã mở cửa, và khi vào được bên trong người đàn ông đã tấn công và cố hãm hiếp cô.
May mắn thay, cô là một chuyên gia võ thuật. Bằng các kỹ năng võ thuật của mình, cô đã ném người đàn ông xuống sàn, leo lên người hắn, bóp cổ họng và cảnh báo hắn tránh xa cô. Ngay sau đó, cô lập tức rời khỏi nhà hàng, nhưng hắn vẫn quyết định đuổi theo và tấn công cô một lần nữa, lần này là trên đường phố. Cô phục vụ đã đánh bại hắn một cách dễ dàng như lần trước. Các camera an ninh cả trong và ngoài nhà hàng đều chụp lại được những hình ảnh về cuộc tấn công.
Các cảnh sát đã xác định được kẻ tấn công nhờ vào các hình ảnh từ camera an ninh, và hai tuần sau đó, hắn đã bị bắt và buộc tội hãm hiếp.


Trong khi đó, cô phục vụ đã thoát khỏi cả hai cuộc tấn công mà không bị một tổn thương nào. Kiến thức võ thuật đã cứu sống cô, thậm chí là hai lần trong cùng một đêm. Nếu đây không phải là trường hợp học võ thuật để tự bảo vệ mình, chúng ta không biết chuyện gì đã xảy ra.

Vì sao võ tổng hợp áp đảo được hầu hết các môn võ đơn lẻ?

Bản thân câu nói “võ tổng hợp áp đảo được môn võ đơn lẻ” đã là một tranh cãi lớn. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chúng ta suy xét một cách thẳng thắn, công bằng dựa trên các bằng chứng có thật và đã được xác minh, có một tỷ lệ rất lớn các trường hợp võ sĩ võ tổng hợp áp đảo được các môn võ đơn lẻ.
Trước hết, cần hiểu khái niệm võ tổng hợp trong bài viết này. Ngày nay, chúng ta biết đến khái niệm võ tổng hợp qua khái niệm MMA – thể thức thi đấu đối kháng đã đưa việc tổng hợp võ thuật lên một tầm cao mới. Ngoài ra, có nhiều môn võ cũng mang tính tổng hợp nhưng không phải MMA, chẳng hạn như Kudo Karate, Gongkwon Yusul… và nhiều môn võ cổ mà nay không còn phát triển mạnh như Pankration, Glima…
Các môn võ cổ nhưng Pankaration hầu hết đều là võ tổng hợp, tức là chưa có sự phân hóa và giới hạn về kỹ thuật.
Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta sẽ xét đến MMA, bởi nó có đủ những yếu tố như lịch sử, các giai đoạn phát triển kỹ thuật từ sơ khai cho tới độ tinh tế và phức tạp hiện nay, cũng như có nhiều bằng chứng để lập luận (MMA được sinh ra cùng thời với sự phát triển của công nghệ truyền thông, những bằng chứng chúng ta nêu ra ở đây đều không phải những câu chuyện kể truyền miệng).
Đầu thế kỷ 20 khái niệm MMA bắt đầu được hình thành. Trên thực tế, khái niệm “võ tự do” – những luật đấu mà võ sĩ được dùng tất cả đòn thế đã tồn tại trước đó rất lâu. Tuy nhiên, khái niệm việc “được dùng” và “dùng được” nhiều kỹ thuật đa dạng ở các trường phái là hai điều khác nhau, và “võ tổng hợp” thực thụ cần có khả năng “dùng được” đó.
Cần phân biệt khái niệm “thể thức võ tự do” và “phương pháp tập luyện võ tổng hợp”.
Lại nói về thời điểm MMA mới ra đời, nhà Gracie đang là bá chủ của các kỹ thuật grappling (khóa siết) với bộ môn BJJ. Trên thế giới lúc đó có rất ít bộ môn đi theo con đường grappling mà chủ yếu tập luyện striking (đấm đá chỏ gối) hoặc wrestling (vật). Để chứng minh tính hiệu của của BJJ, nhà Gracie đã thách đấu võ sĩ trên toàn thế giới trong luật võ tự do. Gia đình Gracie đã áp đảo cho đến khi UFC cho ra mắt những mùa giải đầu tiên (giữa thập niên 90). Các võ sĩ nhận ra họ không thể dùng striking đơn thuần để chiến thắng một trận võ tự do, đặc biệt là khi đối thủ có khả năng grappling, thế là họ bắt đầu tập thêm grappling. Các võ sĩ grappling cũng bắt đầu học striking để “phòng hờ” khi đối thủ striking quá tốt và áp đảo ngược lại họ. Khái niệm võ tổng hợp – nơi các võ sĩ buộc phải thông thạo kỹ năng ở nhiều trường phái chính thức ra đời tại đây.
Gia đình Gracie và những cuộc thách đấu toàn thế giới đã đặt nền móng cho sự phát triển của võ tổng hợp hiện đại.
Như vậy, có thể thấy ngay trong quá trình hình thành võ tổng hợp MMA, lối tập luyện và thi đấu võ thuật này đã phục vụ một mục đích rõ ràng là chống lại những đối thủ chỉ có kỹ năng đơn lẻ ở một bộ môn nào đó. Khi bạn có kỹ năng đa dạng, bạn có thể “sống sót” với thế mạnh của đối thủ, đồng thời chiến thắng họ bằng điều mà họ không thực sự giỏi.
Hầu hết các môn võ thuật đều phát triển lên thành một thể thức thể thao hóa hoặc ít nhất là một hình thức đối kháng – đối luyện có thể thực nghiệm và kiểm chứng kỹ thuật liên tục. Mỗi môn võ thuật như thế lại có một sự giới hạn về kỹ thuật, sự mô phỏng tình huống, khiến nó trở thành một hệ kỹ thuật biệt lập và nằm gọn trong võ tổng hợp, khó thoát khỏi sự bao quát của kỹ thuật của võ tổng hợp.
Bản chất của võ thuật – theo như cách nói của huyền thoại MMA Bas Rutten là “Điều này tương khắc được điều kia chứ không có sự so sánh tuyệt đối”. Trong đối kháng, những sự tương khắc ở đây chính là mối quan hệ giữa các trường phái kỹ thuật, chiến thuật, lối ra đòn… Võ sĩ Taekwondo gần như không thể đá trúng đầu một người tập Capoeira, cũng như võ sĩ Wresting sẽ dễ bắt chân người đứng tấn của Muay Thái hơn tấn Boxing. Như vậy, logic mà nói, việc bạn có nhiều sự lựa chọn kỹ thuật hơn cũng như việc bạn có nhiều lá bài hơn, từ đó chọn lựa ra được phương án phù hợp để thắng trận đấu.
Mặt khác, sự hình thành các khái niệm “môn võ” tạo thành các cộng đồng biệt lập, mỗi cộng đồng này lại hình thành thể thức thi đấu riêng và phù hợp với môn võ. Sự khắc nghiệt của thể thao hóa đẩy các kỹ năng võ thuật phát triển theo chiều hướng nhất định và phần nào có sự giới hạn trong nội bộ bộ môn. Ví dụ một võ sĩ Muay Thái sẽ được phát triển các kỹ thuật chuyên cho Muay Thái, và cũng là chuyên dùng (cần nhấn mạnh đặc tính CHUYÊN DÙNG này) để đối phó với các võ sĩ Muay Thái khác. Boxing có thế đứng được thiết kế hoàn hảo để tung ra và chống trả đòn đấm, nhưng không có ý nghĩa gì với một trận đấu có tồn tại đòn đá. Điều tương tự cũng như Karate, Taekwondo, Kickboxing… Nhờ sự vượt trội về thể chất mà kỹ thuật mà các võ sĩ dạng này có thể áp đảo được người không tập luyện võ thuật trong các tự vệ đường phố, nhưng khi gặp các võ sĩ (võ tổng hợp) có cùng sự vượt trội về thể chất và kỹ thuật thì bài toán tương khắc giữa MMA và các môn võ đơn lẻ đã phân tích ở trên sẽ được thể hiện.
Các môn võ biệt lập tạo nên những môi trường biệt lập, nơi các võ sĩ thể hiện được tối đa khả năng khi đối đầu với một người cùng môn võ.
Xét trên nhiều phương diện, MMA hay nói một cách bình dân hơn là “võ tổng hợp” vẫn không phải là “võ lâm chí tôn”. MMA không có doanh thu khổng lồ như Boxing, không có độ phát triển rộng như Kickboxing và cũng chưa trở thành thể thao chuyên nghiệp như Taekwondo hay Judo – những đại diện của làng võ tại Olympic. Lối tác động lực của Karate bị “phế” đi rất nhiều khi dùng găng MMA nhưng vẫn là một tuyệt kỹ đáng sợ khi lâm trận bằng tay trần. Các môn võ đơn lẻ vẫn cần phải tồn tại để tiếp lục làm môi trường tập trung kiểm chứng, cải tiến các hệ thống kỹ thuật riêng biệt trong võ thuật nói chung.
Dù vậy, nếu nhìn trên phương diện kỹ thuật đơn thuần, rõ ràng rằng MMA có logic khoa học để khắc chế và áp đảo được các môn võ đơn lẻ, đặc biệt là khi các võ sĩ được đem ra so sánh có sự tương đồng thể chất. Ngay tại thời điểm hiện tại, có một sự thật không thể chối cãi ngay trong lồng sắt MMA đó là các võ sĩ có hệ thống kỹ thuật đa dạng hơn thường có tỷ lệ thắng cao hơn nhờ có nhiều phương án chiến thuật để lựa chọn.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

HỌC VÕ THUẬT Ở ĐÂU? VÌ SAO NÊN HỌC VÕ THUẬT?

Học võ thuật để làm gì? Vì sao hiện nay trẻ em cần được học võ, lợi ích học võ là gì?... nếu đây là những câu hỏi mà bố mẹ đang thắc mắc thì hãy cùng trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia tìm hiểu nhé.

Với rất nhiều người thì việc luyện tập võ thuật thường xuyên chủ yếu là dùng để tự vệ. Với người am hiểu về võ thuật thì học võ sẽ giúp cho thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn và giúp tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống hay đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ Tổ quốc. Ngoài ra, khi tập võ thì chúng ta còn có thể xả stress, đồng thời kết giao thêm nhiều bạn bè, học hỏi thêm đc nhiều thứ từ các thầy và các đàn anh đàn chị. Chúng ta có thể luyện cho tâm tĩnh, kiên nhẫn và biết kiềm chế sự nóng giận của mình.
HỌC VÕ THUẬT Ở ĐÂU? VÌ SAO NÊN HỌC VÕ THUẬT?
Học võ mang lại nhiều kỹ năng quan trọng
Thứ nhất, tập võ giúp rèn luyện và tăng cường sức khỏe.
- Võ thuật là một trong những môn thể thao cần vận động rất nhiều và sẽ giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả. Chính vì điều này mà khi tham gia tập võ đều đặn sẽ giúp cơ thể bạn trở nên săn chắc, tiêu hao mỡ thừa hiệu quả để thân hình trở nên cân đối hơn. Tập luyện võ giúp tăng cường sức khỏe, giúp người tập dẻo dai và tránh mắc phải các bệnh lặt vặt.
- Một điều quan trọng nữa là các động tác kỹ thuật của võ giúp phát triển thể chất như cơ bắp và hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả. Đồng thời, quá trình vận động nhiều sẽ hỗ trợ máu huyết lưu thông giúp bạn ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Thứ hai, tập võ giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần.
- Sau những giờ làm việc hay học tập đầy căng thẳng thì việc đến với các lớp học võ và thực hiện các bài tập được xem như là một phương pháp để giải trí, giảm stress hiệu quả. Chính vì điều này mà hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi rất thích thú khi đến các lớp học võ thuật.
- Tập luyện võ thuật thường xuyên cũng sẽ giúp đầu óc bạn được thư giãn và bạn sẽ có được một tinh thần lành mạnh, minh mẫn nhất.

Thứ ba, học võ giúp bạn rèn tính kỷ luật và tăng khả năng tập trung.
- Tính kỷ luật được xem là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải có để hướng tới những thành công trong cuộc sống hàng ngày. Để rèn luyện võ thuật một cách hiệu quả thì tất nhiên bạn cũng phải có tính kỷ luật cả về thể chất và tinh thần. Võ thuật sẽ hỗ trợ, giúp bạn trở nên cân bằng, hài hòa cơ thể và tâm trí.
- Khi học võ thì chúng ta không chỉ sử dụng những động tác ở tay chân, những chuyển động của cơ thể mà còn cần sự tập trung cao độ của trí óc. Chính vì điều này mà khi tập luyện võ thường xuyên, kỹ năng tập trung của người tập võ sẽ tốt hơn và giúp chúng ta tập trung hơn trong công việc, các tình huống cần giải quyết hàng ngày.
HỌC VÕ THUẬT Ở ĐÂU? VÌ SAO NÊN HỌC VÕ THUẬT?
Hiện tại bố mẹ đã quan tâm đến việc học võ thuật cho con cái nhiều hơn
Thứ tư, tập võ giúp chúng ta tăng sức chịu đựng.
- Ngoài nâng cao thể lực và sự dẻo dai thì võ thuật còn là môn thể thao giúp tăng cường sức chịu đựng khi chúng ta phải tập luyện theo những bài tập, động tác kỹ thuật được quy định chuẩn. Để vượt qua được nó thì bạn cần có sự chịu đựng trong mọi trường hợp.

Cuối cùng, tập võ giúp chúng ta có thêm nhiều bạn và tăng khả năng giao tiếp.
- Nếu như bạn là người nhút nhát, tự ti thì khi đến với các lớp học võ, việc tập luyện, hợp tác cùng nhau sẽ giúp bạn có cơ hội giao tiếp. Khi đó mọi cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.
- Khi chúng ta thảo luận, chia sẻ cùng nhau thì khả năng giao tiếp của bạn cũng sẽ trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều.

Qua những lợi ích trên chắc hẳn bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của võ thuật, hiện tại trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia đang khai giảng các lớp võ cổ truyền tại quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình tp Hồ Chí Minh; nếu yêu thích võ thuật hãy đăng ký học ngay thôi nào!

KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
dạy cờ vua
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: vothuathoanggia.com Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Học võ ảnh hưởng gì đến học vấn?

Học võ sẽ mang lợi ích cho việc học văn hóa? Nếu như câu hỏi trên được giải thích và đưa ra câu trả lời thì cả hai phương diện lý thuyết cũng như thực tế sẽ đem lại nhận thức đúng đắn cho những người đã, đang và sẽ học võ. Bậc phụ huynh cũng sẽ có những câu trả lời cho riêng mình xem việc cho con học võ có những lợi ích gì?
vo4
Vấn đề được đặt ra đầu tiên là sức khỏe, điều này thì không phải bàn cãi gì nữa vì nó rất dễ nhận ra, võ thuật là một bộ môn thể dục thể thao giúp người học có một sức khỏe tốt và dẻo dai. Một thực tế cho thấy rõ là những võ sĩ, những vận động viên võ thuật thường rất ít khi ốm vặt. Và dĩ nhiên, khỏe mạnh, không bệnh lắt nhắt thì sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học, bù lại nó giúp ta có đủ sức khỏe, sức bền đề học tập, khi mà khối lượng kiến thức bài vở ngày một nặng nề. Bộ não con người không phải là một cái máy, kiến thức nhồi nhét dồn dập cũng khó đạt hiệu quả cao. Nếu như trí óc con người cứ suốt ngày bị bó chặt bởi kiến thức, không có thời gian xả ra nó sẽ khiến cho não bộ mệt mỏi và việc tiếp thu kiến thức mới sẽ không tốt. Mối lo ngại hiện nay thường gặp ở các bậc phụ huynh là họ lo sợ con cái của mình sẽ dễ bị stress vì áp lực học hành, họ luôn tìm cách cho con mình có những khoảng thời gian để vui chơi, giải trí để khắc phục vấn đề đó. Còn gì hơn hiệu quả hơn khi học võ vừa giải trí vừa tăng cường sức khỏe, “vừa đẹp đôi đường”.
vo6
Việc học võ sẽ xóa nhòa quan niệm sai lầm cho rằng học võ sẽ ảnh hưởng việc học văn hóa. Tuy nhiên, có lẽ đó  là cách nhìn của một người chưa khái quát được tổng thể lợi ích của việc học võ. Học võ rất có lợi cho việc học văn hóa và không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học văn hóa ở trường. Ngược lại, học võ tác động tích cực vào việc học văn hóa trên trường ở nhiều mặt. Khi học võ, trí não ta sẽ trở nên logic, tư duy nhanh nhạy, từ đó mà ta có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lý và học tập một cách có khoa học và chất lượng. Việc học võ cũng sẽ giúp chúng ra có suy nghĩ minh mẫn sáng suốt hơn.
vo7
Trong học võ đâu chỉ dạy đòn thế, kỹ thuật, học võ còn dạy chúng ta đạo làm người, lý lẽ trong cuộc sống, học võ ta sẽ học được cái tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”, cái triết lý đó sẽ rất có ích cho người học võ. Hãy thử tưởng tượng xem khi bị điểm xấu hoặc sa sút trong học tập văn hóa ta sẽ nghĩ ngay đến triết lý này khi ta học võ. Từ đó ta sẽ tự nhiên có sức mạnh, nỗ lực vượt qua tất cả.
Nguồn: http://vothuat.vn

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

DẠY HỌC VÕ THUẬT Ở TP HỒ CHÍ MINH

Học võ thuật đang là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại, khi mà xã hội đang ngày càng nhiều những mối đe dọa, chưa nói tới khả năng đáp trả lại, ít nhất học võ có thể giúp bạn đối phó, xử lý những tình huấn nguy hiểm. Ngoài rèn luyện khả năng chiến đấu (tự vệ, đối kháng…), võ thuật giúp tăng cường thể chất và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.

Bạn gặp những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Bí bách và ngột ngạt. Đừng quá lo lắng chỉ vài phút tập luyện Võ thuật với những động tác đấm đá đầy sức mạnh bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Hơn nữa những bài tập Võ thuật bao gồm tập luyện tổng thể do vậy giúp bạn lấy lại năng lương một cách nhanh chóng.
Bạn có để ý rằng đa số con người có xu hương đập phá thứ gì đó khi giận dữ? Rõ ràng bản năng bạo lực trong chúng ta tồn tại, và nó cần được “xả” đúng cách.
DẠY HỌC VÕ THUẬT Ở TP HỒ CHÍ MINH
Học võ thuật mang lại nhiều kỹ năng quan trọng
Theo tiến sĩ Rose Windale của Healthzine.org, Võ thuật giúp bạn giải phóng endorphin khiến tâm trạng được giải tỏa và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Chất endorphin (hay con gọi là morphin nội sinh) có tác dụng tương tự như morphin đưa từ ngoài vào (ngoại sinh). Endorphins cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và tích cực hơn trong vài giờ sau khi tập luyện.

Theo báo cáo của tạp chí Muscle and Fitness, việc tập Võ thuật có thể đốt cháy từ vài trăm cho đến gần 1.000 calories mỗi giờ (chẳng hạn như trong bộ môn Muay Thái). điều này giúp nâng cao sự dẻo dai cho toàn bộ cơ thể. Cơ thể bạn sẽ đạt được tốc độ trao đổi chất tối đa, tăng cường năng lượng cho các hoạt động của hệ tim mạnh. Đồng thời tập Võ thuật cũng là phương pháp giảm cân hiệu quả giúp bạn lấy lại hình dáng một cách nhanh chóng.

Võ thuật là bài tập tốt giúp rèn luyện hệ tim mạch. Giúp cung cấp năng lượng cao cho cơ thể và trí nhớ của bạn. Trong quá trình tập luyện đôi lúc bạn thấy hơi thở gấp gáp và mồ hôi ra nhiều, nhưng đây chính là cách loại trừ các độ tố ra khỏi cơ thể bạn hiệu quả. Quá trình này sẽ cung cấp mức năng lượng cần thiết cho hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
DẠY HỌC VÕ THUẬT Ở TP HỒ CHÍ MINH
Ngày nay việc học võ thuật đã được phụ huynh quan tâm hơn
Nếu bạn phải ngồi làm việc với một chiếc máy tính cả ngày, tập luyện Võ thuật sẽ thách thức nhiều nhóm cơ không được vận động trong quá trình làm việc này. Các hệ cơ cót lõi quanh thành bụng của bạn cũng sẽ vận động và cải thiện tối đa.
Tập luyện Võ thuật cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể và tâm trí của bạn, đây là một lựa chọn tuyệt vời để có thói quen thể chất lành mạnh. Cho dù bạn là một tín đồ của các môn nghệ thuật vận động của cơ thể hoặc chỉ bắt đầu với một thói quen tập luyện, võ thuật là một trong những điều có thể giúp bạn đạt được mục tiêu sức khỏe và tinh thần của mình một cách hiệu quả nhất.

Qua những lợi ích trên chắc hẳn bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của võ thuật, hiện tại trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia đang khai giảng các lớp võ cổ truyền tại quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình tp Hồ Chí Minh; nếu yêu thích võ thuật hãy đăng ký học ngay thôi nào!


KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
dạy cờ vua
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: vothuathoanggia.com Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

LUYỆN VÕ ĐÚNG CÁCH ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO CƠ THỂ

Có người cho rằng tập luyện võ thuật, do chú trọng luyện tập đứng tấn quá nhiều, có thể làm hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Điều này có đúng không? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu qua về sự phát triển của xương trong cơ thể người, đặc biệt là những xương góp phần trực tiếp vào sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể.
Theo “Giải phẫu người” của trần Xuân Nhi và Nguyễn Quang Vinh (nhà xuất bản giáo dục 1987), trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cơ thể, bộ xương người làm bằng mô liên kết. Về sau, mô liên kết biến thành mô sụn, ngoại trừ một số mô đặc biệt. Mô sụn hay mô liên kết phát sinh ra những điểm hóa xương. Những xương phát sinh từ mô liên kết gọi là xương màng, như nhiều xương ở hộp sọ.
Còn lại phần lớn các xương khác trong cơ thể đều được phát triển bằng cách thay thế các sụn, gọi là xương thứ sinh hoặc là xương thay thế. Có hai cách hóa xương thay thế các sụn: hóa xương trong sụn khi sự hóa xương bắt đầu trong lòng sụn và hóa xương ngoài sụn khi sự hóa xương bắt đầu ở bề mặt sụn.
Đối với xương dài, sự hóa xương bắt đầu từ phần giữa của thân xương theo cách hóa xương ngoại sụn.  Sự hóa xương trong sụn bắt đầu chậm hơn và được nối liền với với phần hóa xương ngoại sụn. Các điểm hóa xương ngoại sụn dần dần được nối liền với nhau ở dưới lớp màn xương và tạo nên mô xương. Đồng thời với sự hóa xương, trong lòng xương xảy ra một sự phân hủy các chất xốp để hình thành  ống xương rỗng chứa tủy xương. Sự phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển thêm mô sụn ở hai đầu xương, các đầu xương giữ mô sụn rất lâu.
Những điểm hóa xương trong sụn tiếp tục phát triển ở đầu xương trong khoảng 10 năm (ở nam thì khoảng 10-15 tuổi đến 20-25 tuổi, ở nữ thì khoảng 8-10 tuổi đến 18-20 tuổi). Từ tuổi thiếu niên bước qua tuổi thanh niên có nhiều sự tăng trưởng nhất.
Sự phát triển bộ xương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, yếu tố vận động  tạo điều kiện các sụn giãn dài ra trong thời gian 10 năm phát triển thành sụn hóa thành xương cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng.
Từ sự trình bày khoa học trên đây về sự phát triển và tăng trưởng của xương, chúng ta có thể thấy rằng việc tập luyện võ thuật sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển chiều dài của xương, tức phát triển chiều dài của cơ thể, cũng như góp phần hóa xương nhanh của các sụn đầu xương, tức hạn chế chiều cao của cơ thể, tùy thuộc vào giáo trình huấn luyện võ thuật cho các võ sinh trong độ tuổi 10 năm sụn phát triển thành xương như đã nói ở trên.
Thật vậy, đối với các võ sinh đang trong độ tuổi phát triển, một giáo trình huấn luyện võ thuật biết kích thích tạo điều kiện giãn dài các đầu sụn của xương, nhất là xương dài, chắc chắn sẽ giúp cho võ sinh tăng nhanh sự phát triển chiều cao của cơ thể. Ngược lại, cùng một đối tượng, nhưng giáo trình huấn luyện võ thuật khác lại chú trọng quá nhiều đến các thế tấn trụ người, làm cho tăng nhanh sự hóa xương của các đầu sụn, dĩ nhiên sẽ làm hạn chế sự phát triển của chiều cao cơ thể của người võ sinh.
Kinh nghiệm một số năm huấn luyện võ thuật của bản thân tôi cho thấy sự phân tích việc luyện tập võ thuật sẽ góp  phần phát triển chiều cao của cơ thể cũng như góp phần hạn chế  sự phát triển chiều cao của cơ thể là hiện thực.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi tập luyện võ thuật từ những lứa tuổi mà cơ thể bắt đầu phát triển (tức khoảng từ 8-10 tuổi đến 16-18 tuổi), tập trong thời gian liên tục từ 3 năm đến 5 năm hoặc 6 năm, với một giáo trình chú trọng những động tác kéo giãn dài tứ chi và toàn thân, tránh những động tác trì nặng trên hai chân, hai vai và đầu, thì kết quả ắt sẽ toại ý.
Tiến sĩ văn hóa – võ sư Hồ Tường

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

CHO CON HỌC VÕ Ở TP.HCM

Ngày nay việc học võ thuật cho thiếu nhi đã được cha mẹ chú trọng nhiều hơn, võ thuật là một môn thể thao đặc biệt, việc luyện võ không phải để đi đánh nhau hay khoa trương sức mạnh mà học võ có nhiều ảnh hưởng tích cực đến tính cách, suy nghĩ và cách sống của mỗi người nhất là đối với trẻ em khi tính cách, nhận thức chưa được hoàn thiện.

Kết quả hình ảnh cho VÕ THUẬT HOÀNG GIA

Học võ giúp trẻ em năng động, tự tin hơn. Thay vì việc đi học rồi về nhà và để trẻ bỏ nhiều thời gian cho việc chơi game, xem tivi, điện thoại,… thì tại sao bạn không đăng ký cho con mình học một môn võ. Một lớp võ đầy tiếng cười với người thầy và những người đồng môn sẽ giúp con bạn hòa đồng, tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp, giảm áp lực khi tương tác với mọi người.

Lớp học võ vui vẻ giúp trẻ em tự tin giao tiếp, cho con khỏe mạnh hơn và có một thân hình cân đối.
Là bậc cha mẹ chắc hẳn ai cũng muốn con của mình luôn luôn khỏe mạnh, không bị bệnh tật và to khỏe. Học võ giúp con bạn vận động nhiều hơn từ đó các cơ bắp cũng trở nên săn chắc, deo dai hơn.Việc vận động thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Tập võ là một biện pháp hiệu quả để đốt cháy calo giúp tránh tình trạng béo phì, thừa cân cho một thân hình đẹp, săn chắc.

Học võ không phải để đánh nhau, tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những kẻ xấu.
Nhiều người vẫn nghĩ học võ làm cho con người ta cộc cằn và nóng nảy hơn, tuy nhiên nhận định này hoàn toàn sai lầm. Người học võ thường có tố chất bình tĩnh và tập trung hơn trong những tình huống cụ thể ngoài xã hội. Người học võ không chỉ được học cách đánh trả người khác mà còn được rèn luyện khả năng chịu đòn, cuộc sống ngoài xã hội cũng như một trận đấu gay cấn trên võ đài: “Vấn đề không phải cú đấm của anh mạnh tới mức nào. Vấn đề là anh có thể chịu được cú đấm mạnh tới mức nào, mà vẫn có thể tiếp tục tiến lên”. Chính vì vậy mà học võ giúp trẻ có sức chịu đựng tốt hơn trước những phong ba, bão táp của cuộc đời để có thể bước xa hơn và gặt hái những thành công của mình.

Võ thuật mang tính kỷ luật cao
Trong cuộc sống tính kỷ luật là điều cần thiết ở bất kỳ đâu và trong bất kỳ tính huống nào. Võ thuật là một môn thể thao mang tính kỷ luật cao với những nguyên tắc không thể làm trái được. Dù theo học bất kỳ một môn võ nào thì trẻ cũng cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc  của môn võ đề ra  từ đó dần hình thành tính kỷ luật và trở thành thói quen trong cuộc sống hằng ngày.

Với những lợi ích mà võ thuật đem lại thì còn chờ gì nữa mà bạn không đăng ký cho con mình học võ ngay từ hôm nay!

 KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
dạy cờ vua
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: vothuathoanggia.com Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Đẳng cấp thực chiến của bạn ở trình độ nào?

Thực chiến là một việc rất khó đối với người học võ, ai cũng tự hỏi liệu tập luyện như thế này đã đủ tự vệ thực chiến hay chưa?. Dưới đây là những cấp độ thực chiến tiêu biểu nhất.
Cấp độ 1: Bơi sải 
Chưa học qua môn võ hay nghiên cứu về võ thuật, chưa có khái niệm đấm 1-2. Chỉ biết ngả người về phía sau để né đòn. Ngoài ra bạn còn dùng các chiêu thức không nằm trong võ thuật như nắm tóc chẳng hạn. Những người ở cấp độ này thường phân thắng bại bằng sức mạnh và cân nặng.
Cấp độ 2: Biết rút tay
Khác biệt cơ bản của người luyện võ và không luyện võ nằm trong kỹ thuật thu tay và chân về sau mỗi lần tấn công. Khác với người chưa luyện võ họ không tập trung vào những đòn móc lúc mới bắt đầu giao chiến, họ luôn bắt đầu với đòn đấm thẳng và biết thu tay về ngay lập tức để không bị bắt tay và chuẩn bị cho đòn tiếp theo. Ở cấp độ này thường bị những tay ở cấp độ “Bơi sải” đánh bại do thiếu khả năng di chuyển và né tránh trước những pha đòn dồn dập.
Cấp độ 3: Thi đấu võ thuật
Dù nói thế nào đi chăng nữa, thể lực là nền tảng quan trọng trong thực chiến song song với kỹ thuật. Trong thực chiến không hề có phân định cân nặng, thế nên việc bạn phải đấu với những kẻ to con hơn mình là chuyện hết sức bình thường. Việc luyện tập để thi đấu sẽ ép bạn vào chế độ luyện tập khắc nghiệt giúp thể chất của bạn phát triển.
Hơn nữa việc thi đấu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực chiến và nhiều kinh nghiệm đấm đá. Tuy nhiên thi đấu vốn dễ hơn là thực chiến, vì bạn đứng trên một sàn đấu có luật còn thực chiến đường phố thì không.
Cấp độ 4: Thực chiến theo bản năng
Có một sự thật rằng bạn chẳng thể nào kể tên hết tất cả các thế tự vệ, bạn cũng chẳng có thời gian để suy nghĩ nên sử dụng đòn thế nào khi có kẻ tấn công bạn. Điều quan trọng nhất để có thể thực chiến là “quen tay”. Tình huống A thì nên dùng đòn thế X, tình huống B thì dùng đòn thế Y. Và thực chiến có hàng thứ n tình huống và liệu bạn có nhớ hết các tình huống đó không?. Nhiều người sau một thời gian dài thi đấu hoặc đã có thời gian làm việc trong ngành an ninh, quân sự họ sẽ tự nghiệm ra công thức riêng cho bản thân, các lớp tự vệ chỉ có thể dạy bạn những tình huống có xác suất xảy ra cao nhất chứ không phải tất cả.
Quang Lữ

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

18 loại binh khí trong võ cổ truyền Việt Nam

Binh Khí Võ Cổ Truyền Gồm 18 môn tương ứng với 18 món binh khí: côn, kiếm, đao, thương, giáo, kích, xà mâu, đinh ba, bồ cào, thiết bản, song tô, song xỉ, song câu, bút, phủ (búa), chuỳ, cung tên, lăn khiên.
30 2928463906 17ac216a81 18 loại binh khí trong võ cổ truyền Việt Nam
1- Côn (roi)
Làm bằng gỗ, tre, mây, cũng có khi làm bằng kim loại, chia làm trường côn và đoản côn. Trường côn là roi dài gồm hai thứ là roi đấu (trường tiên) dài khoảng 3m và roi chiến (trung bình tiên) dài khoảng 1,5m. Roi đấu dùng để đánh trên ngựa. Roi chiến dùng để đánh dưới đất. Đoản côn là roi ngắn.
c%C3%B4n Võ cổ truyền 18 loại binh khí
Còn có một loại côn nữa là côn nhị khúc, làm bằng hai thanh gỗ cứng hoặc kim loại dài bằng nhau, nối với nhau bởi một sợi dây dài tết bằng tóc người hoặc bằng lông đuôi ngựa. Loại côn này gọn, mạnh, thích hợp cho lối đánh gần, có thể đổi tay phải tay trái tùy ý. Khi đánh dùng một thanh làm trụ, đánh bằng thanh kia, phóng ra thu về, biến hoá linh hoạt.
2- Kiếm:
Gồm chuôi kiếm, lưỡi kiếm và bao kiếm. Phần lưỡi dài, phiến dẹt, bề rộng chừng 3 – 4cm, cạnh mảnh và cực bén, rèn bằng kim loại tốt như sắt, thép, hợp kim. Phần cán (chuôi) bằng gỗ, có khi cán cũng được đúc bằng kim loại hoặc mạ vàng, chạm trỗ rất đẹp. Vỏ kiếm được chế tạo cũng bằng kim loại mỏng và cứng, dùng để bao ngoài lưỡi kiếm, một đầu kín một đầu hở khi gài vào ăn khớp với cổ chuôi kiếm.
Kiếm thuộc hàng vũ khí thanh nhã, sang trọng, được rèn theo yêu cầu của người sử dụng. Thường phải đảm bảo ba yếu tố: sắc bén, đẹp, có độ nặng, độ dài phù hợp với sức vóc người cầm. Kiếm lệnh là kiếm chỉ huy, lược trận, phân biệt với kiếm trận ở chỗ kiếm lệnh lưỡi cong, còn kiếm trận lưỡi thẳng. Lại tùy theo độ dài ngắn mà phân thành trường kiếm và đoản kiếm. Trường kiếm độ dài xê dịch trong khoảng 1,2m đến 1,5m, có thể giao tranh trên mặt đất hoặc trên ngựa đều tiện lợi. Đoản kiếm là kiếm ngắn, từ chuôi đến ngọn dài chừng năm, bảy tấc, thích hợp với lối đánh cận chiến, giáp chiến. Thường con nhà võ chỉ tuốt kiếm khỏi bao khi giao đấu. Trong giao đấu, vỏ kiếm cũng là một vũ khí để đánh, đỡ, gạt, hất rất lợi hại. Tuy vậy, cũng có không ít những thanh kiếm để trần.
Thời chống Pháp trở về trước, kiếm là môn binh khí rất phổ biến trong  Bình Định. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chuyên đánh song kiếm. Ở Bảo tàng Quang Trung hiện còn lưu bức tranh Bà cưỡi voi trận, tay cầm song kiếm, uy phong lẫm liệt.
3- Đao:
Có cán bằng gỗ cứng, lưỡi đao càng về phía trước càng to bản, được vát hơi cong dần về phía mũi. Về chủng loại có đơn đao, song đao, đại đao, phác đao. Đại đao là vũ khí nặng, cán dài. Người sử dụng đại đao phải có sức vóc hơn người. Triều Tây Sơn có bốn người nổi tiếng về đại đao là Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu và Đặng Văn Long. Đặc biệt là Võ Văn Dũng, tài sử đao của ông được Nguyễn Nhạc khen ngợi: “Phá sơn trung tặc dị, thắng Văn Dũng đao nan” nghĩa là Phá giặc trong núi dễ, thắng ngọn đao Văn Dũng mới khó.
4- Thương:
Là vũ khí dài, cán làm bằng gỗ cứng, ở đầu có mũi hình thoi nhọn ở đầu đúc bằng sắt. Cách dùng côn và thương về căn bản giống nhau, nhưng côn thiên về đả, tức đánh xuống, còn thương thiên về đâm.
5- Giáo:
Là loại vũ khí dài khoảng 2 – 2,5m bằng một loại tre đực đặc ruột có đầu vót nhọn bịt kim loại, dùng trong trận mạc. Cách đánh như côn, nhưng lợi thế hơn ở chỗ có mũi nhọn để đâm. Tương truyền đây là vũ khí đắc dụng của nghĩa binh Mai Xuân Thưởng, vì vùng nông thôn Bình Định rất sẵn tre.
6- Kích:
Là vũ khí dài, cán bằng gỗ cứng hoặc đúc bằng kim loại nặng. Phương thiên hoạ kích có một mũi nhọn ở giữa giống ngọn giáo, hai bên là hai vành đao lưỡi liềm day lưng vào nhau. Bán thiên kích thì chỉ có mũi nhọn với một vành đao lưỡi liềm. Kích nặng ở đầu nên sử dụng không được linh động như thương.
7- Xà mâu:
Là loại vũ khí dài, nhọn, phần trên cùng đúc kim loại uốn khúc như hình rắn.
8- Đinh ba:
Là loại vũ khí cán dài, một đầu tra lưỡi sắt có ba răng nhọn xỉa thẳng về trước. Đinh ba vận dụng các chiêu thức của côn, thiên về phóng, đâm, xóc.
9- Bồ cào:
Cũng là vũ khí cán dài, một đầu tra lưỡi sắt hình răng lược, giống như cái cào cỏ ở nông thôn Bình Định. Bồ cào cũng vận dụng chiêu thức của côn nhưng lại thiên về đập, giật.
10- Thiết bản:
Là một thanh kim loại vuông cạnh, dài chừng 1m, tiện dụng ở chỗ gọn gàng, con nhà võ có thể giắt bên hông hoặc sau lưng khi di chuyển.
11- Song tô:
Là hai lưỡi dao thép to bản, ở cán cầm có phần bảo vệ tay. Thích hợp đánh cận chiến.
12- Song xỉ:
Song xỉ là vũ khí dùng cho hai tay, gồm hai thanh sắt dài, hai đầu nhọn như lưỡi dao găm, phần thân bo theo cánh tay từ chỏ ra bàn tay, phía chỏ có dây da quấn vào bắp tay, phía trước có đai sắt để luồn bàn tay vào cầm cho chắc. Đặc điểm riêng của song xỉ là gọn, sắc, mạnh, thích hợp lối đánh gần, đòi hỏi người sử dụng phải tinh mắt, giỏi quyền cước, di chuyển mau lẹ.
13- Song câu:
Là vũ khí đôi gồm các phần câu, phần hộ thủ, phần lưỡi được đúc liền nhau. Phần câu cong như rựa quéo, để móc, hãm vũ khí hoặc một số vùng trên cơ thể địch thủ như cổ, vai, cổ tay, cổ chân, bắp đùi, hông… Phần thân giống như lưỡi kiếm. Chuôi cầm được bọc vải, da hoặc gỗ, có một lưỡi liềm để bảo vệ tay, gọi là phần hộ thủ. Song câu được sử dụng biến ảo linh hoạt, thích hợp lối đánh vừa công vừa thủ.
14- Bút:
Đúc bằng kim loại nặng, dài khoảng 5-7 tấc, phần cán tròn, đặc ruột, phần ngọn hình búp sen, cuối cán có sợi dây để buộc vào cổ tay người sử dụng, sau khi phóng ra có thể thu về. Dùng đôi gọi là song bút, dùng đơn gọi là độc bút.
15- Búa (phủ):
Búa là loại vũ khí gần giống với rìu chặt cây của tiều phu. Cán búa làm bằng gỗ cứng dài chừng một cánh tay. Lưỡi búa đúc hoặc rèn bằng sắt, thép tốt, rất nặng. Búa đơn gọi là độc phủ, búa đôi gọi là song phủ. Những chiếc búa đặc biệt trên sống còn được chạm đầu hổ hay đầu rồng rất tinh vi, gọi là hổ đầu phủ hoặc long đầu phủ. Chiêu thức của búa gồm các đòn ngắn, mạnh, trực diện, khả năng sát thương kẻ địch rất lớn, thích hợp với lối đánh thấp, cận chiến, trên bộ. Người sử dụng búa phải có sức lực hơn người, thân pháp cực kỳ mau lẹ.
16- Chuỳ:
Là loại vũ khí có tay cầm ở giữa là một thanh gỗ cứng hoặc kim loại, hai đầu là hai khối kim loại (sắt, thép, đồng) đặc ruột hình thuẫn hoặc hình tròn, ngoài mặt đúc nổi gai lục giác hoặc xẻ cạnh khế. Bề ngang có đường kính chừng 10 – 15cm. Chuỳ cũng có chùy đơn và chuỳ đôi.
17- Cung tên:
Cung đầu tiên là công cụ săn bắn, sau mới thành vũ khí chiến đấu. Thân cung và hai cánh cung làm bằng gỗ cứng, có khi là gốc tre lâu năm. Giữa thân cung có rãnh lắp tên. Đầu hai cánh cung được khoét lỗ tròn hoặc đính khuy sắt để căng dây cung. Dây cung thường làm bằng gân trâu hoặc một loại sợi đặc biệt dẻo và cứng, có tính đàn hồi cao, khi kéo mạnh sẽ làm cánh cung cong lại, tạo sức bật đẩy mũi tên bay xa. Tên làm bằng gỗ cứng hoặc tre già, mũi vót nhọn. Về sau, người ta bịt kim loại ở đầu mũi tên hoặc đúc tên sắt, tên đồng để tăng hiệu lực, xuyên thủng được vật cứng.
Môn bắn cung phải qua nhiều giai đoạn tập luyện: giương cung, nhắm đích, quỳ bắn, đứng bắn, dưới đất, trên ngựa. Mục tiêu bắn cũng đa dạng: từ gần tới xa, từ diện đến điểm, từ cố định đến di động. Lại được dạy các mánh khóe đánh lừa kẻ địch như giương đông kích tây, giương nam kích bắc v.v. Người bắn cung giỏi có thể bắn chim đang bay, hoặc còn nói trước được mình sẽ bắn rơi con thứ mấy trong đàn. Nổi danh về bắn cung ở Tây Sơn xưa từng có La Xuân Kiều, Đặng Xuân Phong, Lý Văn Bưu.
18- Lăn khiên:
Khiên là một tấm chắn bằng gỗ hoặc đan bằng cật tre, mây, dùng để đỡ gạt trong khi giao chiến, nhất là trong đánh trận, công thành. Nghĩa quân Tây Sơn rất thành thạo môn lăn khiên – một tay cầm khiên để hứng tên bắn từ xa hoặc đỡ gươm giáo khi đánh xáp lá cà, trong khi tay kia sử dụng một vũ khí khác để tấn công kẻ địch.
                                                                                                                                                  (Trích Báo Bình Định)

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618