Học võ thuật không đơn thuần là
tập thể dục - thể thao mà còn là rèn luyện tính khí, đạo đức.
Võ thuật cũng không đơn thuần là công cụ
tự vệ - chiến đấu (bao gồm các phương pháp, kỹ thuật) mà còn là văn hóa
của dân tộc.
Chính vì
vậy, người học võ thuật cổ truyền Việt Nam cần xác định mục đích của việc họcvõ phải bao gồm cả 4 nội dung chủ yếu là:
- Rèn
luyện thân thể cường tráng, sức khỏe bền bỉ.
- Xây dựng
và nâng cao kỹ năng tự vệ trong chiến đấu, khả năng vượt khó trong cuộc sống.
- Tu
dưỡng và hoàn thiện đạo đức bản thân.
- Góp phần
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc.
1. Rèn luyện thân thể cường tráng, sức khỏe
bền bỉ:
Ai cũng
cần có ý thức về tầm quan trọng hàng đầu của sức khỏe nhưng người học võ thì
càng thấu đáo việc này hơn ai hết. Có thân thể cường tráng, sức khỏe bền bỉ thì
con người mới có được cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ và mới duy trì, phát
triển được trí tuệ minh mẫn, óc sáng tạo trong học tập và lao động. Chất lượng
cuộc sống từ đó mới được nâng cao.
Người xưa
nhờ tập võ mà thân thể tráng kiện, tinh thần minh mẫn, trí óc sáng suốt, tính
tình phóng khoáng, cuộc sống thường vui.
2. Xây dựng và nâng cao kỹ năng tự vệ trong
chiến đấu, khả năng vượt khó trong cuộc sống:
Con người
sinh ra muốn tồn tại thì phải đấu tranh với kẻ thù, chiến đấu chống lại thú dữ
và bản lĩnh vượt qua những khó khăn trong sinh kế, nghịch cảnh trong cuộc sống.
Người học
võ cần phải xác định một trong những mục đích của việc tập võ là trang bị khả
năng tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác, tập võ là hướng đến việc xây dựng cho
mình một bản lĩnh mạnh mẽ và sự tự tin bất khả chiến bại trước mọi khó khăn của
cuộc đời.
3. Tu dưỡng và hoàn thiện đạo đức bản thân:
Học võ là
học làm người chân chính, cao thượng, nhân nghĩa, dũng cảm.
Khi nói
đến “con nhà võ”, người ta thường nghĩ đến những người có lòng trung thực, tâm
tính thật thà, làm việc gì cũng quang minh, chính đại, không làm điều trái
ngược đạo lý, giàu không thay lòng, nghèo không đổi dạ, đứng trước quyền uy
không khuất phục, gặp cảnh ngộ nào cũng giữ phong thái "chân đạp đất, đầu
đội trời". Muốn được như thế, người học võ thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng để hoàn thiện đạo đức bản thân.
4. Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của
dân tộc:
Võ cổ truyền là một phần di sản văn hóa của dân tộc, có cả Vật thể và Phi vật thể.
Phần Vật
thể được bảo quản, lưu truyền chủ yếu trong các gia tộc võ dòng, võ phái, bao
gồm: võ đường, sân tập, binh thư, sách võ, binh khí, dụng cụ tập luyện nội,
ngoại công phu (như: tạ sắt, bao cát, búa gỗ, bọc thiết sa, vòng thiết tuyến,
trụ quấn dây dừa...), dụng cụ chữa trị chấn thương, trật đả (hủ đựng thuốc giầm
rượu, băng vải, nẹp gỗ uốn nắn xương khớp...)
Phần Phi
vật thể được tâm truyền, khẩu truyền và truyền đạt trực tiếp bằng cách “cầm tay
uốn nắn” giữa các thế hệ võ nghiệp, từ đời này sang đời khác, bao gồm: Các bài
tập và phương pháp tập quyền cùng tập thập bát ban võ nghệ, các bài thuốc y võ
và phương pháp chữa trị bệnh tật, các lễ lệ, lễ hội...
Chính vì
vậy, theo thầy học võ không chỉ để rèn luyện sức khỏe, có khả năng tự vệ, hoàn
thiện đạo đức bản thân mà còn cùng thầy và chư huynh đệ đồng môn có trách nhiệm
bảo tồn, phát triển và lưu truyền di sản văn hóa của dân tộc, hướng đến việc
góp phần làm giàu đời sống tinh thần của nhân dân.
Bốn nội
dung chủ yếu trên phải đồng hành và bổ sung cho nhau thì mục đích của người học
võ mới đầy đủ và chân chính ./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét