Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

VÕ CỔ TRUYỀN - NHÌN TỪ GỐC ĐỘ VĂN HÓA

 Nói đến võ thuật Việt Nam là nói đến “lòng tự hào dân tộc” được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Đó là cả một truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những kỹ năng căn bản, những quy định nghiêm ngặt được đúc kết, xây dựng công phu trên nhiều phương diện.
Từ hàng ngàn năm qua, võ cổ truyền Việt Nam với các hệ phái phát triển đa dạng và phong phú. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, nhưng Võ thuật Việt Nam có những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa Việt.  
IMG_1118

Giải vô dịch thế giới võ cổ truyền Việt Nam năm 2016

Các hệ phái võ thuật cổ truyền ở nước ta được xếp vào 5 nhóm chính: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), các môn phái có nguồn gốc từ Trung Quốc đến Việt Nam (như các hệ phái danh gia Thiếu Lâm) và ngoài ra, còn có thể kể đến các võ phái Việt Nam phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm những môn phái là thành viên của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Võ cổ truyền Việt Nam hội tụ là lan tỏa
Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo, bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật mà các thế hệ người Việt Nam đã đấu tranh, mở mang bờ cõi, dựng nước và giữ nước theo suốt chiều dài lịch sử. 
Việc thành lập Liên đoàn thế giới võ cổ truyền Việt Nam và Giải vô dịch thế giới cho thấy sự hội tụ và làn tỏa của võ cổ truyền Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Giải đấu đã thu hút gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia có nên võ thuật lâu đời đã tham gia. Các võ sư  đến từ châu Á, châu Mỹ, châu Âu... đều hô vang Việt Nam trước sự chứng kiến, cắt băng khai mạc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Điều đó cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng lên. Tất cả những võ sư trong làng võ Việt Nam vô cùng tự hào bởi chúng ta đã làm lan tỏa tinh hoa dân tộc, lan tỏa võ thuật Việt Nam trên dấu trường quốc tế. Văn hóa của Việt Nam cũng đã lay động tâm khảm bạn bè Quốc tế tại các đấu trường.
Võ cổ truyền Việt Nam là kết tinh của những thiết chế văn hóa nghiêm ngặt với những tôn chỉ mục đích rõ ràng, được thế hệ trước truyền lại những tinh hoa cho thế hệ sau, để chúng ta có thể tự hào nói rằng võ thuật Việt Nam rất hùng mạnh. Có một nền văn hóa lâu đời  trong lịch sử mà chúng ta giữ lại và vun bồi phát triển cho tới hôm nay vẫn đang tiếp tục tỏa sáng. Chúng ta không chỉ cảm nhận về những nét đặc trưng khác biệt của võ thuật Việt Nam mà ở đó còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một hệ tư tưởng vô cùng quan trọng.
Võ sư Lê Ngọc Quang, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội võ thuật Hà Nội cho biết: Chúng tôi yêu võ thuật, chơi võ gần như cả cuộc đời. Bản thân tôi cũng như các võ sư đã gắng sức gìn giữ và đóng góp một phần nhỏ cho võ thuật Việt Nam, không chỉ được ghi nhận thành tựu qua các giải đấu trong nước và quốc tế mà còn góp phần quảng bá, gieo tình yêu võ thuật và niềm tự hào dân tộc thông qua các loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Rất nhiều võ sinh, võ sĩ đã trưởng thành và làm rạng danh, nâng tầm võ cổ truyền dân tộc lên bằng những tấm huy chương, những kỳ tích tại các đấu trường quốc tế. Sức ảnh hưởng của võ thật là rất lớn để tạo ra hình thái và niềm tự hào cho tất cả mọi thế hệ người Việt Nam ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài.
Chính sách cởi mở của Nhà nước đã làm cho sự phát triển của đất nước lan tỏa tốt trong đó có võ thuật Việt Nam. Rất nhiều các môn phái võ Việt đã có mặt tại nhiều quốc gia ở khắp các châu lục. Việc các võ sĩ nước ngoài, học võ Việt nam, học tiếng Việt nam, thực hành các nghi thức võ học theo văn hoá cổ truyền Việt nam với lòng tôn kính, sự nghiêm túc, đó là niềm tự hào của các võ sư Việt 
Một học sinh đi học hát mà bị sưng mặt, sưng tay, mà bảo là do Thầy đánh thì ông thầy ngay lập tức bị chỉ trích thậm tệ. Tuy nhiên, một môn sinh học võ mà có những chấn thương do tập luyện thì là chuyện bình thường vì đó là sự nghiêm khăc, sự trao truyền, uốn nắn môn sinh vào khuôn khổ.  Người dạy võ đã nghiêm khắc, nhưng bản thân người học võ cũng tự ép mình vào khuôn khổ của chính sự khắt khe, nghiêm minh và cả sự khắc nghiệt với nghề đề tôi luyện bản lĩnh, độ trì - đó là Đạo. Đạo có nghĩa là đường, đó là con đường của văn hóa, là gia phả của dân tộc, tạo nên sự vững chắc, khiêm nhường trong văn hóa truyền thống.    
IMG_2119

Lần đầu tiên Giải vô địch thế giới Võ cổ truyền Việt Nam tổ chức thu hút hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự

Học võ, chơi võ và những ứng xử văn hóa
Tập võ, học võ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Người tập võ có thể chỉ là để tự vệ, để nâng cao thể lực, còn người học võ là học đạo nghĩa, học nề nếp gia giáo, tôn ti trật tự. Kỹ thuật chiêu thức của võ chỉ đứng hàng thứ trong võ học. Người học võ là học tinh thần, học sự trung thực, ngay thẳng. Qua đó, sống không nhỏ nhen, lèo lá, bởi văn hóa nền tảng là văn hóa vững chắc và khi đã tự tin có bản lĩnh, người ta sẽ làm được tất cả những điều tốt nhất. Bản ngã của người chơi võ tạo nên văn hóa của ứng xử trong giao tiếp, trong công việc và người chơi võ sẽ luôn bảo vệ lẽ phải.
Chuyện thi đấu võ thuật có tổ chức, có bảo hiểm theo luật quy định giữa các cá nhân và môn phái là chuyện hết sức bình thường. Nhưng thách đấu và thực chiến, lại là một chuyện khác. Tuy võ là một môn có thể gọi chung từ Thể Thao nhưng bản chất của võ thuật là mang tính sát thương, lấy tai nạn của đối phương làm mục đích và vinh quang cho người thắng, vì vậy sẽ không có tính (hữu nghị) khi giao đấu( tự do) để phân cao thấp mà thực chất phải gọi là một trận đánh nhau thì đúng nghĩa hơn! Mà đã là đánh nhau thì nhà nước cấm, nhất là trận đánh đó không may lại có hệ quả thương tật cao, và yếu tố với người nước ngoài thì sự việc sẽ rất trầm trọng, sẽ mang yếu tố hình sự với cá nhân, hoặc tập thể, tuỳ từng cấp độ vi phạm.
Một năm chúng ta có ít nhất là 8 giải quốc gia để đấu đài. Trên khắp lãnh thổ Việt nam. Riêng Hà Nội đã có tới 2 giải để thi đấu. Chúng tôi cũng “Thực chiến” rất sát thủ chỉ có điều võ sĩ có trang bị bảo hiểm có xe cứu thương gắn còi ụ cùng đội ngũ bác sĩ túc trực và quyền hợp pháp ra đòn chí mạng, nếu có khả năng thật, để hạ gục đối phương.
IMG_0218

 Võ cổ truyền Việt Nam hiện đã có mặt ở trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

Cách đây khoảng 20 năm, một người muốn nổi tiếng là vô cùng khó khăn vì các phương tiện truyền thông còn hạn chế. Bây giờ thì việc nổi tiếng lại vô cùng dễ dàng khi có cả 1 hệ thống cư dân mạng quá đông. Họ đang tự cho mình quyền tự do ngôn luận thái quá. Đôi khi những cái thật, cái tốt thì chưa chắc đã hưởng ứng.
Những người học võ, chơi võ nghiêm túc ít khoa trương bởi võ thuật tôi luyện người ta tính trầm lắng, ngay thật. Đôi khi sự việc rất bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến hình ảnh chung, nếu thiếu đi sự đứng đắn mà chỉ lợi dụng sự việc để đánh bóng tên tuổi mình theo một cách nào đó. Những gì xảy ra thời gian gần đây cho thấy báo chí cũng nên thực sự nhìn nhận một cách nghiêm túc để tránh ảnh hưởng đến cá nhân, đoàn thể và nghiêm trọng hơn là quốc gia. Người nước ngoài luôn nhìn nhận Việt Nam qua truyền thống. Vì thế, đừng để những điều bình thường lại có thể ảnh hưởng đến cả dân tộc.
Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng rồi, sự giao lưu được gắn kết bởi công nghệ internet. Thế giới nhìn về Việt Nam và ngược lại Việt Nam nhìn ra thế giới, mọi thứ không còn xa, chỉ trong tích tắc là có thể biết được việc gì đang xảy ra. 
Tự do mạng là tự do văn minh nhưng đòi hỏi người xử dụng phải có những góc nhìn chọn lọc. Tất cả những " rùm beng" trên mạng xã hội đều là sự ngẫu hứng, chủ quan cá nhân, và có một phần tiếp tay của báo chí đã đẩy nhiều sự kiện bình thường thành phức tạp.
IMG_5720

 Võ sư, diễn viên Lê Ngọc Quang (bên phải) trong phim Người phán xử 

Võ thuật và sự giao thoa trong các loại hình nghệ thuật
Trong nhiều thế kỷ qua, võ cổ truyền Việt Nam không chỉ được biết tới là một bộ môn thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Tinh thần thượng võ của người Việt dù ở trong nước hay ở nước ngoài cũng được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, võ thuật còn xuất hiện trong nghệ thuật Tuồng, chèo, trong sân khấu điện ảnh và ở nhiều loại hình nghệ thuật khác.
Theo võ sư Lê Ngoc Quang cho rằng: Việc đưa võ thuật vào nghệ thuật tùy ở những tình tiết, nội dung kịch bản, vở diễn mà đạo diễn cũng như cố vấn võ thuật có thể sử dụng sao cho phù hợp. Lúc ấy có thể võ thuật được xử dụng như một môn nghệ thuật độc lập nhưng có khi chỉ dùng mang tính chất đối kháng, và sử dụng nhiều kỹ xảo điện ảnh.
IMG_3014

Võ sư, diễn viên Lê Ngọc Quang trong phim Khi đàn chim trở về 

Hầu hết các loại hình nghệ thuật mang tính hấp dẫn và phản ánh trung thực cuộc sống đều có bóng dáng của môn võ thuật. Đóng góp của võ thuật trong các lĩnh vực nghệ thuật là rất lớn, nó tạo ra một hình thái và niềm tự hào thế hệ người Việt.
Khi võ thuật đã trở thành tài sản chung thì chúng ta, đặc biệt là những võ sư, võ sinh lại càng nỗ lực bảo vệ. Vì là di sản chung nên phải biết cách bảo quản, giữ gìn. Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng khi Nhà nước mà đại diện là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam luôn quan tâm và tạo điệu kiện của võ thuật Việt Nam phát triển và mở rộng ra thế giới. Đó là điều quan trọng để nâng tầm võ thuật Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618