Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Khí trầm đan điền là gì?

“Ðan điền”, là danh từ thường thấy trong thư tịch của Ðạo gia hay trong y thư cổ đại Trung Hoa. Nội dung của nó nói lên quan điểm luyện tĩnh dưỡng sinh. Theo luận thuyết của Ðạo gia: dưới lỗ rốn khoảng ba tấc (hoặc một tấc mấy phân) có khoảng không gian trong bụng gọi là đan điền. Ðây là nơi tu luyện nội đan nên gọi là đan điền.
Ðan điền còn được phân biệt thượng, trung, hạ. Dưới rốn là hạ đan điền, dưới tim là trung đan điền, khoảng giửa hai đầu lông mày là thượng đan điền. Nhưng thông thường các môn quyền thuật khi nói đến đan điền thì ý ám chỉ là hạ đan điền.
Khoa giải phẩu học cho thấy rằng trong xoang bụng ở dưới rốn, ngoài tiểu trường, đại trường, bì niệu sinh thực khí, thì không còn vật gì khác. Như thế phải chăng đan điền chỉ là sự tưởng tượng của cổ nhân, không có tính cách khoa học ?
Về chữ “khí” trong “khí trầm đan điền” thì khí ở đây là cái gì ? Tuyệt đối không phải là không khí do sự hô hấp. Bởi vì không khí do sự hô hấp chỉ có thể thông qua khí quản, thanh quản và xoang mũi mà ra vào phổi, tuyệt không thể vào xoang bụng. Hiển nhiên, lý thuyết này cũng không có tính khoa học.
Thế thì, làm thế nào mà ý niệm “đan điền” phát sinh được? Nguyên nhân chính là: Trong lúc hít thở sâu, vì hoành cách mô hạ xuống, bụng phồng ra; phần bụng dưới rốn tương đối nở rõ hơn, và do sự luyện tập lâu ngày, cơ năng thần kinh phát triển mạnh. Dưới sự khống chế của hệ thần kinh, các cơ bụng có thể căng thẳng một cách cực độ, đàn tính rất cao, thậm chí không sợ đấm đá nữa. Các bậc Ðạo gia khi xưa không hiểu rõ sinh lý học, gọi chổ đó là đan điền, họ nghĩ rằng khí có thể chìm xuống đan điền. Ðiều này rõ ràng là không phù hợp với khoa học ngày nay.
“Khí trầm đan điền” là thuật ngữ thường dùng của giới quyền thuật, cho nên quyển sách này cũng nương theo đấy mà dẫn dụng, mượn nó để làm sáng tỏ vấn đề. Chúng ta nên thẳng thắn phê phán những lý thuyết sai lầm, và mặt khác xiển minh những nhận định đúng đắn, mà có thể gồm lại trong ba đìểm sau đây:
1. Hít thở sâu khi vận động, kết hợp hô hấp với vận động, hạ hoành cách mô xuống một cách có ý thức, tất cả đưa đến các kết quả là khoáng đại phế hoạt lượng, thay đổi phúc áp, xúc tiến sự tuần hoàn của máu, tăng gia cơ hội hoạt động của các khí quan trong cơ thể.
2. Bất luận lúc đi đứng hay nghỉ ngơi, lúc nào cũng ý thức về bụng dưới (đan điền). Như vậy làm cho tinh thần nội liểm, tránh được tâm viên ý mã, hồ tư loạn tưởng, tầng ngoài đại não có thể nghỉ ngơi một cách cục bộ. Lợi dụng lúc được nghỉ ngơi ấy, thông qua hệ thần kinh tương ứng với các cơ quan nội tạng, làm cho cơ năng của nội tạng được điều hòa và cải tiến và do đó mà dần dần nâng cao mức sức khõe toàn diện của cơ thể, nói văn hoa hơn là thực hiện được cái đạo lý “bồi dưỡng nguyên khí”. Kỳ thực chính là tạo ra một ảnh hưởng quyết định đối với sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, có thế mới làm thân thể tráng kiện.
3. Hễ khí trầm xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm đi xuống, như thế bàn chân mới ổn cố, đến khi cùng bạn tập thôi thủ, mới không bị daođộng trọng tâm mà té ngã.
Người học nên chú ý: Luyện tập Thái Cực Quyền (TCQ)  không phải là trầm khí đan điền từ đầu đến cuối, mà tùy theo sự vận động, tùy sự thay đổi của hô hấp, để cho hoành cách mô lúc lên lúc xuống. Khi thì khí nổi, khi thì khí trầm, đều là tự nhiên nhi nhiên, hình thành một cách hữu ý vô ý. Có như vậy mới khiến cho thân thể nổi chìm và biến hóa hư thực. Trải qua sự luyện tập bền bỉ, mới có thể nâng cao tính linh hoạt của động tác và hiệu quả của sự vận động.


Ở phần trên đã nói rằng lý thuyết về đan điền không phù hợp với cái nhìn khoa học, nó chỉ là một thiết tưởng của người xưa. Ngày nay chúng ta không tin suông thuyết củ một cách mù quáng mà nhìn một cách soi mói. Bản thân của thuyết đan điền có được cái sắc thái bền bỉ. Là vì xưa khoa học chưa phát triển, người ta mượn nó để gán vào cái mục đích tập tĩnh dưỡng sinh. Nay, trên khía cạnh sinh lý học mà nhìn, tuy nó thiếu khoa học tính nhưng còn có chổ dùng tích cực nhất định. Còn cái gọi là “luyện đan” của Ðạo gia, thực sự chỉ là thần bí hóa vấn đề, làm nhận thức của người khác thêm mơ hồ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618