Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

CHIÊU SINH CÁC LỚP VÕ THUẬT.

Khai giảng các lớp võ thuật tại Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp - Hồ Chí Minh; Thuận An - Bình Dương....

VÌ SAO CẦN HỌC VÕ THUẬT? HỌC VÕ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Thực tế, võ thuật giúp cho trẻ rất nhiều, hãy cùng xem lí do vì sao các bạn nhỏ nên đi tập võ nhé...

DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI

Nếu bạn có dự định ủng hộ con em của mình luyện tập võ thuật thì bạn hãy quyết định ngay bây giờ – hoặc càng sớm càng tốt...

VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù....

ƯU ĐÃI LỚN - ĐĂNG KÝ HỌC VÕ THUẬT NGAY

Trong thời gian khuyến mãi khi đăng ký học cho bé tại trung tâm huấn luyện năng lực Hoàng Gia...

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI

Cho con học võ thuật đang được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Với tình hình phức tạp của xã hội hiện tại, việc cho con đi học võ vừa giúp rèn luyện thể chất, rèn luyện đạo đức, tính cách học võ còn có thể giúp trẻ đối phó, xử lý những tình huống nguy hiểm.
DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI
Học võ giúp trẻ có được nhiều kỹ năng quan trọng
Những lợi ích mà trẻ có được khi học võ thuật.
Khi tập luyện võ thuật với những động tác đấm đá đầy sức mạnh trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều giúp giải tỏa những căng thẳng, áp lực... Hơn nữa những bài tập võ thuật bao gồm tập luyện tổng thể do vậy giúp trẻ lấy lại năng lưng một cách nhanh chóng.
Bạn có để ý rằng đa số con người kể cả người lớn và trẻ nhỏ có xu hướng đập phá thứ gì đó khi giận dữ? Rõ ràng bản năng bạo lực trong chúng ta tồn tại, và nó cần được “thả ra và kiềm chế” đúng chỗ.

Theo tiến sĩ Rose Windale của Healthzine.org, học  giúp cơ thể giải phóng endorphin khiến tâm trạng được giải tỏa và giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn. Chất endorphin (hay còn gọi là morphin nội sinh) có tác dụng tương tự như morphin đưa từ ngoài vào (ngoại sinh). Endorphins cũng sẽ làm cho trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn và tích cực hơn trong vài giờ sau khi tập luyện.

Theo báo cáo của tạp chí Muscle and Fitness, việc tập võ thuật có thể đốt cháy từ vài trăm cho đến gần 1.000 calories mỗi giờ. Điều này giúp nâng cao sự dẻo dai cho toàn bộ cơ thể. Cơ thể bạn sẽ đạt được tốc độ trao đổi chất tối đa, tăng cường năng lượng cho các hoạt động của hệ tim mạch. Đồng thời học võ thuật cũng là phương pháp giảm cân hiệu quả giúp trẻ giảm nguy cơ béo phì.
DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI
Dạy võ thuật cho thiếu nhi đang ngày càng phát triển
Võ thuật là bài tập tốt giúp rèn luyện hệ tim mạch. Giúp cung cấp năng lượng cao cho cơ thể và trí nhớ của trẻ. Trong quá trình tập luyện đôi lúc trẻ thấy hơi thở gấp gáp và mồ hôi ra nhiều, nhưng đây chính là cách loại trừ các độ tố ra khỏi cơ thể trẻ hiệu quả. Quá trình này sẽ cung cấp mức năng lượng cần thiết cho hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Tập luyện Võ thuật cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể và tâm trí, đây là một lựa chọn tuyệt vời để có thói quen thể chất lành mạnh.


Qua những lợi ích trên chắc hẳn bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của học võ thuật, hiện tại trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia đang khai giảng các lớp dạy võ cổ truyền tại quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; nếu trẻ yêu thích và muốn học võ thuật hãy đăng ký cho con ngay nhé! Tham khảo thêm địa chỉ dạy võ thuật tại đây.

KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
dạy học võ thuật
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
dạy học võ thuật

ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: vothuathoanggia.com Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Những bí quyết tập võ thuật, thể thao mà không mệt

Nếu bạn là mẫu người dễ “chai pin”? Nếu bạn yêu thích việc tập võ thuật – thể thao nhưng sớm đuối sức? Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng đó.
Nên nhớ – ăn no cũng chẳng thể vận động được
 “Nạp” một bụng đầy thức ăn trước khi tập thì thật là “thảm họa” vì bạn sẽ chẳng thể nào “động tay chân” được đâu. Chỉ cần dùng một ít trái cây trước khi vận động là đủ năng lượng để bạn không thấy đói trong khi tập thể thao rồi đó.
Đa dạng các hoạt động thể thao
Thay đổi việc tập luyện các hoạt động thể thao (hoặc các bài tập trong cùng một môn thể thao) như khi thì chạy bộ, lúc lại bơi lội, hoặc đạp xe, nâng tạ,… không chỉ giúp bạn bớt nhàm chán mà còn có thể rèn luyện các nhóm cơ bắp khác nhau chứ không chỉ tập trung vào một số cơ nhất định.
Tập luyện đều đặn
Nếu bạn chỉ dốc hết sức vận động trong một ngày và rồi “ngủ đông” cả tuần không động tay động chân thì chẳng hiệu quả chút nào. Hãy tập luyện đều đặn mỗi ngày để giúp cơ thể quen với nhịp độ vận động. Sức khỏe nhờ đó cũng được cải thiện rõ rệt đấy.
 Đừng quên bước khởi động
Nếu bạn bỏ qua bước khởi động đầu tiên thì khả năng chấn thương khi tập luyện sẽ rất cao. Hơn nữa, hiệu quả tập cũng giảm xuống vì lúc này các cơ bắp vẫn chưa sẵn sàng hoạt động. Do đó, tốt nhất là bạn nên dành một ít thời gian cho bước khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu vận động mạnh nhé!
Trang phục và dụng cụ cũng quan trọng không kém
Đầu tư một bộ trang phục thể thao rộng rãi và giày thể thao phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái vận động hơn. Bật mí là những trang phục vải cotton có màu nhạt có thể giữ mát cho cơ thể trong khi chơi thể thao đấy. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên trang bị các dụng cụ bảo vệ khi vận động để tránh bị chấn thương nhé.
Tiếp nước khi vận động
Nước là một nguồn năng lượng dồi dào giúp bạn thoải mái tập luyện sung sức, tuy nhiên, nó lại dễ “tan biến” mỗi khi vận động. Vì thế, phải nạp thật nhiều nước để cuộc chơi không bị gián đoạn nhé.
Sưu tầm

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Tuyệt kỹ mỗi ngày – 3 cách phản đòn đấm

Điều đầu tiên bạn cần hiểu trước khi xem clip này: tuyệt kỹ đúng nghĩa là một kỹ thuật khoa học, hợp lý và hiệu quả. Nhưng đó chỉ là một nửa vấn đề. Khi bạn tập luyện qua loa, hời hợt thì ảo tưởng “tuyệt kỹ” sẽ là thứ “ăn hại” rõ ràng.
Đòn đấm – một trong những vũ khí bản năng và nguyên sơ nhất trong tiềm thức chiến đấu của loài người, trở nên vô cùng lợi hại khi được trui rèn qua các môn võ. Bất kể bạn là một võ sĩ Boxing – bộ môn có thể miêu tả đơn giản “đấm – và tránh bị đấm”, một người tập luyện Kickboxing, Muay Thái, Karate với đủ các đòn thế, hay chỉ đơn giản là một người muốn học cách tự vệ trên đường phố; video clip sau đây sẽ là điều dành cho bạn.
Ngay sau khi đối thủ tung đòn đấm là lúc bạn dễ dàng tìm ra cơ hội cho chính mình nhất. Hãy tập luyện, nắm vững, và sẵn sàng cho thực tế – bất kể đó là sàn đấu hay….mặt đường nhựa.

Phạm Vũ

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Võ học và huyền sử Võ thuật Việt Nam (kỳ 4)

VIII. Võ Học Trong Thời Kỳ Thống Nhất (1802-1883)
Thời kỳ này khởi đầu từ khai nguyên nhà Hậu Nguyễn, tới năn chánh thức đặt chế độ Pháp thuộc. Võ học trong thời kỳ này có 5 đặc điểm:
Các vua chúa triều Nguyễn vì có tự ti mặc cảm với võ học dân dã qua sự xuất hiện của Tây Sơn, nên không khuyến khích võ học dân dã phát triển.  Các chức võ quan bị đặt dưới các chức văn quan, tạo thành một quan niệm đặc biệt “trọng văn khinh võ”. Văn học phát triển độc lập, lần lần đưa giáo dục vào khuôn khổ hư văn, cử tử. Võ học suy yếu, phải dùng văn quan chỉ huy binh sĩ (Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản…) nên thiếu khả năng đấu tranh chống ngoại xâm khi quân Pháp tấn công. Quan niệm “trọng văn khinh võ” đã đưa quốc gia tới tình trạng suy sụp, mở đầu thời kỳ Pháp thuộc.
Hoàng Diệu
Hoàng Diệu
IX. Võ Học Trong Thời Kỳ Pháp Thuộc (1883-1945)
Trong thời kỳ này, võ học bị biến thể và chìm đắm trong chính sách ngu dân của người Pháp, đã mang 6 đặc điểm: Võ học bị tách khỏi quân sự học. Võ học không còn được coi là một ngành học quan yếu cho sự sinh tồn của quốc gia, mà chỉ còn được coi là một ngành thể thao có tính cách giải trí. Chính sách ngu dân (phong trào lãng mạn, rượu ty, thuốc phiện) đã làm suy nhược tinh thần người Việt, để làm tê liệt hay suy giảm tinh thần và khả năng đề kháng. Sự du nhập võ học Nhật Bản (Jujitsu, Judo…) đã kích thích tinh thần thượng võ của người Việt, đem lại cho dân tộc Việt một nguồn hứng khởi mới. Tự ái võ học dân tộc bùng dậy: người Việt bắt đầu “về nguồn” võ học và hình thành một nền võ đạo Việt Nam vào năm 1938, gọi là Vovinam Việt Võ Đạo.
Võ đạo dân tộc bừng dậy, nâng cao tinh thần ái quốc và cứu quốc của người Việt, để chấm dứt thời Pháp thuộc vào năm 1945.
 X. Võ Học Trong Thời Kỳ Hiện Kim (1945 tới nay). 
Thời kỳ này bắt đầu từ 1945, năm cao trào tranh thủ độc lập dân tộc bùng dậy, cho tới nay. Võ học trong thời kỳ này mang 5 đặc điểm:
Võ học tân tiến dân tộc sau khi hình thành từ 1938 đã phát triển mạnh trong các ngành sinh hoạt xã hội, nâng cao giá trị võ học từ một bộ môn thể thao giải trí lên võ đạo (1968), với danh xưng Việt Võ Đạo. Song song với Việt Võ Đạo, các môn phái võ đạo du nhập cũng hoạt động và phát triển mạnh: Nhu Đạo từ 1946, Không Thủ Đạo (Karatedo) từ 1954, Túc Quyền Đạo (Taekwondo) từ 1964, gây một tinh thần hiếu võ sôi nổi trong các tầng lớp xã hội, cùng với các môn võ khác như Yoga, Aikido (Hiệp Khí Đạo)…
Túc Quyền Đạo (Taekwondo). Ảnh minh họa
Túc Quyền Đạo (Taekwondo). Ảnh minh họa
Võ học lại một lần nữa hội nhập vào binh pháp và các hoạt động an ninh xã hội: các quân binh chủng và các lực lượng an ninh, cán bộ đều có chương trình huấn luyện võ thuật để thực dụng ngay vào công tác thực tế.  Võ học, nhất là Vovinam-Việt Võ Đạo, đã hội nhập vào một số chương trình giáo dục học đường và chương trình huấn luyện Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn, Cán Bộ Hành Chánh…
Thế võ đặc trưng của Vovinam. Ảnh minh họa
Thế võ đặc trưng của Vovinam. Ảnh minh họa
Tinh thần võ đạo đã được biểu hiện trong nhiều ngành sinh hoạt xã hội như cứu đói, cứu trợ nạn nhân chiến họa, nạn nhân bão lụt, khẩn hoang lập ấp, và đặc biệt được xử dụng trong nhiều trường hợp cận chiến trên chiến trường Việt Nam.
Kết Luận
Vai tuồng của võ học trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam là một vai tuồng thực dụng; và trong nhiều triều đại, đã trở thành một bộ môn giáo dục căn bản của người Việt. Tùy theo từng chính sách giáo dục trong các thời kỳ lịch sử, võ học có khi thăng khi trầm, nhưng vẫn luôn luôn tạo điều kiện phát triển trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
Giá trị thực dụng của võ học chính là động cơ quan yếu đã kiến tạo lịch sử: từ giao đấu cá nhân tới vận dụng vào các kỹ thuật tranh đấu chống thiên nhiên, đối nhân và đối vật, cuối cùng hội nhập vào binh pháp để trở thành một phương tiện quan yếu trong mọi trường hợp tự vệ và mở rộng lãnh thổ.
Trong các thời kỳ lịch sử, võ học đã hình thành 2 khuynh hướng rõ rệt là võ học quí tộc và võ học bình dân, và đã có những cơ hội thi triển và đối nghịch mạnh mẽ, nhưng rồi vẫn kết hợp lại thành bộ môn võ học dân tộc duy nhất.
Cùng với đà tiến triển của nền võ học nhân loại, võ học Việt Nam đã đi từ thô đến tinh, từ cá nhân tới tập thể, và luôn luôn chứng tỏ giá trị hữu hiệu tự thân trong mọi sứ vụ với xã hội và đất nước, và đã đạt tới sự hình thành một nền võ đạo Việt Nam.
Thông thường, võ học của một quốc gia thường có 5 sứ vụ:  Trừ gian diệt bạo –  Phò minh chúa –  Cứu quốc – Kiến quốc  – Khai quốc
Trong 5 loại sứ vụ trên, chỉ có sứ vụ trừ gian diệt bạo (dưới mọi hình thức) là một sứ vụ hành võ tự do, thích hợp với phong độ của những hiệp sĩ “giang hồ hành hiệp” tại những vùng rộng lớn chưa ổn định, các cơ cấu cai trị và luật pháp còn lỏng lẻo. Ba sứ vụ sau, đòi hỏi sự dấn thân của người hành võ trong một khuôn khổ kỷ luật, của quốc gia hay của một “minh chúa”.
Việt Nam không có đất đai rộng lớn và những vùng bất ổn mênh mông như Trung Quốc và Hoa Kỳ, nên không có nhiều hiện tượng “hiệp sĩ giang hồ” như Trung Quốc hay “anh hùng cowboy” miền viễn tây Hoa Kỳ, mặc dầu vẫn có một số hiệp thoại đặc biệt như Lãnh Tạo, Cố Bu, Chàng Lía v.v… xuất hiện trong dân dã. Ngược lại, vị thế “tứ diện thọ địch” của Việt Nam với những cuộc chiến tranh chống xâm lăng, trừ nội loạn và mở mang bờ cõi liên tục đã làm xuất hiện hàng ngàn vạn anh hùng chiến sử.
Rõ rệt là nhu cầu quốc gia của chúng ta luôn luôn cần tới những anh hùng dân tộc, hơn là những hiệp sĩ giang hồ. Do đó, võ học của VN là nền võ học mang nặng những sứ vụ đấu tranh phục vụ quyền lợi chung của quốc gia, dân tộc, thay vì chỉ phục vụ cho một gia đình, một xóm ấp, một lớp người giới hạn trong một môi trường nhỏ hẹp. Người học võ mặc nhiên chấp nhận truyền thống hành võ chung, nên luôn luôn mong mỏi được có cơ hội thi thố tài năng phò vua, giúp nước.
Muốn phò vua giúp nước, phải khổ luyện tài năng và tìm cơ hội tiến thân. Cơ hội tiến thân của người võ sĩ chính là các cuộc thí võ của các triều đại lịch sử.
Tới nay, mặc dầu các “cuộc thí võ” để tuyển dụng nhân tài võ học thuần túy không còn giữ những khuôn thước cũ, nhưng cũng vẫn được coi là những tiêu chuẩn thích dụng nhất trong một số nghiệp vụ như huấn luyện võ thuật học đường, quân đội, cán bộ, cảnh sát v.v… Tất nhiên, tiến trình thí võ truyền thống đã được cải biến và chuyên hóa trong thời hiện đại, nhưng không phải vì thế mà võ học thời hiện đại bỏ qua những sứ vụ truyền thống với dân tộc.
Trong mọi cảnh huống và tình huống lịch sử, mặc dầu chương trình thí võ có đổi thay, nhưng những tiêu chuẩn chính của thí võ vẫn còn được duy trì, để xếp hạng và tuyển lựa nhân tài võ học phục vụ trong mọi ngành sinh hoạt xã hội và quốc gia.
Vì nước nhỏ, lãnh thổ hẹp, nên Việt Nam không có nhiều huyền thoại về “hiệp sĩ giang hồ” như Trung Quốc và Nhật Bản; nhưng đổi lại, võ học đã hội nhập nhanh chóng vào các sinh hoạt cộng đồng – đặc biệt trong các lãnh vực phục vụ quốc gia. Do đó, thay thế vào những hoạt động “hành hiệp giang hồ” của từng cá nhân hay từng nhóm cá nhân rời rạc, chúng ta có rất nhiều võ tướng phục vụ quốc gia đắc lực. Mặt trái của sự ứng dụng những hoạt động võ học vào các sinh hoạt cộng đồng, là tình trạng nội loạn và giặc giã, trong đó có những kẻ cầm đầu đều là những người võ dũng.
Tiến trình thí võ qua các thời đại võ học, đi từ biểu dương tài nghệ và thành tích, tới các cuộc thi trắc nghiệm rồi tới những cuộc thí võ có qui chế rõ rệt.
Nguồn: Internet

HỌC VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI VÀ NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH

Không phải lứa tuổi nào tập võ cũng có kết quả tốt cả về mặt thể lực và tâm lý, bởi võ là bộ môn có kỷ luật nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tự giác cao.

12 tuổi là thời điểm hợp lý cho trẻ học võ.
Làm quen võ thuật  khi trẻ lên 10
Một điều cha mẹ cần lưu ý khi cho con tập võ là trẻ phải vận động phát lực, phải va chạm với đồng môn, mặt đất, thảm tập…Nên khi mới tập võ thuật, trẻ dễ bị đau khớp háng do gân, cơ căng. Ngoài ra còn hay bị tổn thương chi trên, chi dưới, chấn thương vùng khuỷu, bị gãy sụn tiếp hợp. Do đó, cần nhắc trẻ chú ý luyện bài khởi động tốt, tránh đùa giỡn quá mức để hạn chế các tổn thương xảy ra khi không có người lớn trông coi.
 (Võ sư Nguyễn Thanh Thạch)
Theo BS Nguyễn Văn Phú, BV Thể thao Việt Nam, tập võ sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, cải thiện thể lực. Lứa tuổi thiếu niên sụn tiếp hợp còn dẻo, nếu tập võ ở độ tuổi này, các sụn tiếp hợp trong hệ thống xương của cơ thể chưa bị hóa cốt rất tốt cho tăng trưởng chiều cao.

BS Nguyễn Kiểm (Trung tâm Y tế sức khỏe Quang Hồng) cũng cho rằng, trẻ tập võ hợp lý nhất là khi có thể tiếp thu, ghi nhớ tập theo đúng các thế võ do thầy hướng dẫn. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi trẻ có thể nhận biết các kỹ năng bắt chước, thuộc bài, đi đứng vững vàng…

Các chuyên gia y tế cho rằng, bán cầu não độ tuổi từ 12 – 15 phát triển rất tốt và 12 tuổi tập võ là thích hợp nhất vì trẻ đã có đủ nhận thức, cơ thể đang phát triển mạnh. Nếu trẻ quá ít tuổi, năng lực chưa đạt yêu cầu cần thiết trẻ sẽ mất nhiều thời gian luyện tập để nắm bắt các kỹ thuật võ thuật.

Giải thích về việc một số trẻ 4 – 5 tuổi đã học võ và thuộc nhuyễn các bài quyền, cước, đòn thế phát lực rất tốt, BS Nguyễn Kiểm cho rằng, đó chỉ là những trường hợp đặc biệt. Vì độ tuổi này trẻ chưa hình thành ý thức về kỷ luật. 6 tuổi trẻ mới chỉ tiếp cận với quá trình chuyển tiếp, có thể bắt chước các động tác võ thuật.
Nhưng để có tính tự giác thì phải 8 – 10 tuổi, thầy dạy trẻ hiểu nhưng vẫn chưa phù hợp và chỉ nên dạy những động tác rèn luyện thân thể, học cách dùng sức lực vừa tầm, không quá sức. 12 tuổi, hệ xương phát triển cứng cáp hơn để tránh những tai nạn, dị tật đáng tiếc có thể xảy ra; trẻ cũng tiếp thu được những kỹ thuật khó, có thể theo môn phái riêng.
Nên học võ nào?

Trẻ trai thích các môn võ đối kháng Judo, Karate, Teakwondo, Nhất Nam… vì sự linh hoạt, kỹ thuật và sức mạnh. Trẻ gái thường học nhu đạo như Thái cực, Aikido. Theo đó, Karate, Teakwondo làm trẻ quen đá nhanh, mạnh nên dáng đi sẽ cứng rắn, mạnh mẽ. Các môn nhu quyền, nhất là Aikido sẽ không làm tay, chân bị gân guốc, không ảnh hưởng tới dáng đi, còn giúp người tập phát huy trí thông minh, sự nhanh nhẹn…

Theo võ sư Nguyễn Thanh Thạch, Chủ nhiệm CLB Akido Thủ Đức và Akido Phương Đông (Trung tâm TDTT quận Thủ Đức, TP HCM), môn võ nào cũng hướng con người tốt hơn, không phải môn võ này trầm tính hơn môn võ kia. Tất cả còn tuỳ người dạy và sự tiếp thu của võ sinh. Ai tập võ cũng điều chỉnh được khí huyết lưu thông, có hơi thở sâu và đều hơn người bình thường. Học võ đúng bài bản, phương pháp thì rất tốt.
Bản tính nhân hậu mà gặp thầy tốt thì sẽ rất tốt. Nhưng đôi khi võ sư truyền dạy cũng còn bạo lực hoặc tham – sân - si, không cẩn thận tính hiếu thắng sẽ tăng lên (mà hiếu thắng, kết hợp chút võ thì rất tai hại). Tập võ ngoài rèn thể lực, cần chú trọng bồi dưỡng nhân cách của trẻ, dạy trẻ học "lễ" và đạo đức để khám phá và chiến thắng bản thân.

Riêng với môn võ Aikido là trường phái ít dùng sức, khi bị tấn công chỉ cần dùng lực nhẹ đẩy trả lực mạnh trở về đối thủ là thắng. Tuổi học trò hiếu động hay bị ngã, Aikido giúp trẻ đứng dậy tốt và không bị chấn thương. Nhưng Aikido đòi hỏi trẻ phải tập luyện tốt, quen dần với những cái đau ở cổ tay, các huyệt ở bàn tay và có kỹ năng hoá giải khi bị tấn công, kỹ thuật tự vệ khi bị túm tay…

Nếu bị cận thị, hoặc tập võ để giảm cân phải báo cho võ sư dạy để có chương trình huấn luyện phù hợp. Chẳng hạn như trẻ bị cận thị nên tập Teakwondo vì Teakwondo thường dùng chân đá, ít phải áp sát. Nếu trẻ háo thắng, dễ bị kích động… cần tập yoga, thiền, khí công sẽ tốt cho cả tinh thần lẫn sức khỏe.

Môn võ nào cũng cần phải dùng sức và hệ xương khớp của trẻ chịu ảnh hưởng lớn của vận động thể dục thể thao. Trẻ nhỏ quá phụ huynh nên cho con tập thể dục - thể thao tốt hơn mà vẫn kích thích phát triển chiều cao. Các em nữ thì học mềm dẻo như thể dục dụng cụ, xà đơn kép, múa hoặc những môn tăng cường sự khéo tay, dai sức như chạy, bơi, xe đạp, bóng ném hơn là các môn va chạm mạnh. Trẻ nhỏ càng không nên chơi tạ để tránh bị lùn.
Theo GD

Học võ trên mạng có thực sự hữu dụng?

Hiện nay có rất nhiều người học võ trên mạng, nhiều kênh trên Youtube dạy các kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều người bắt đầu mua những đã mua DVD luyện võ và tự học ở nhà. Liệu điều này có hữu dụng?

Đối với những người mới bắt đầu biết về võ thì việc này hoàn toàn vô dụng, thậm chí còn gây hại cho bạn. Có một thực tế là võ thuật được ghi nhớ vào cơ bắp lẫn trí não. Việc bạn xem những kỹ thuật trên mạng chỉ có mang tính chất tham khảo.
Nếu bạn đi tập ở những lò võ nào đó, bạn được thầy dạy kỹ thuật nào đó, cùng kỹ thuật đó trên mạng lại dạy bạn kiểu khác. Bạn sẽ cảm thấy phân vân không biết ai mới đúng. Thực tế những người dạy trên mạng đa số đều là những tay đấm nổi tiếng hay huấn luyện viên nổi tiếng. Nhưng họ không thể chỉnh sửa cho bạn, bạn còn không biết mình có phù hợp với kỹ thuật đó không.
Trong một lần phỏng vấn với Brazillian Jiu-Jitsu (BJJ) Vitor Shaolin Ribeiro, một võ sĩ khá nổi tiếng với kỹ thuật guard pass, phóng viên đã hỏi “Bí quyết của anh là gì và làm thế nào anh có thể biết nhiều cách guard pass như thế?”. Thật ngạc nhiên, Ribeiro nói anh chỉ biết một kiểu guard pass thôi vì khi từ hồi còn đai trắng và thầy tôi chỉ dạy tôi thế thôi, rồi dần dần chỉ tôi trong tình huống này sẽ thế này và thế khác.
Những dạng đĩa DVD chỉ mang tính chất tham khảo
Võ thuật là thứ cần ghi nhớ vào trong cơ bắp và có sự thực nghiệm hẳn hoi. Điển hình như bạn có thể biết đến kỹ thuật nào đó trên mạng nhưng ra ngoài thực tế thì vẫn không thể sử dụng được. Bởi đơn giản vì bạn chỉ mới “biết” chứ chứ chưa hề “hiểu” kỹ thuật này.
Vậy nếu bạn không có thời gian tập võ thì bạn nên làm gì? Lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn đó là hãy luyện tập thể lực theo phong cách của những võ sĩ. Bởi các bài tập thể lực đó là giúp họ phát triển kỹ thuật. Điển hình như trong Boxing bạn phải học Footwork và trong đó có những bài tập di chuyển chân. Điển hình như kiểu tập dưới đây của Manny Pacquiao.

Nguyễn Thái

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Võ học và huyền sử võ thuật Việt Nam (Kì 3)

V. Võ Học Trong Thời Kỳ Trung Suy (1341-1427)
Thời kỳ này bắt đầu từ Trần mạt lúc chấm dứt Minh thuộc vào năm 1427. Trong thời kỳ này, mặc dầu vận nước suy đồi, võ học vẫn tiếp tục phát triển với ý chí phục thù nhà, đền nợ nước, tranh thủ độc lập cho dân tộc.
Điểm đặc biệt cần ghi nhận trong thời kỳ này là, sự phát triển mạnh của võ học và hội nhập võ học vào binh pháp, ý thức dụng võ cao độ phát triển với ý thức vững mạnh, đã rút ngắn hẳn thời Minh thuộc, dù luôn, dù luôn luôn bị đàn áp khốc liệt và vô nhân đạo chưa từng thấy trong lịch sử (giết hàng loạt, rút ruột người treo lên cây, tập trung xác chết và xương thành núi để khủng bố và làm tê liệt ý chí đề kháng…). Cụ thể hóa là mặc dù xảy ra những cuộc khởi nghĩa thất bại của Giản Định Đế và Trần Quý Khoách với những vị liệt sĩ tuấn quốc dũng cảm như Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất, Đặng Dung… tinh thần kháng Minh cứu nước vẫn tiếp tục trường kỳ với thành công, bằng những hoạt động huấn võ bí mật tại rừng Lam Sơn (của Lê Lợi) và sự áp dụng binh pháp Việt Nam truyền thống của Nguyễn Trãi, bên cạnh ý chí phục quốc mãnh liệt của toàn quân và toàn dân đương thời.
53_hautran
Điểm đặc biệt cần ghi nhận trong thời kỳ này là, sự phát triển mạnh của võ học và hội nhập võ học vào binh pháp, ý thức dụng võ cao độ phát triển với ý thức vững mạnh
VI. Thời Kỳ Phục Hưng (1427-1540)
Thời kỳ này khởi đầu từ nhà Lê, và chấm dứt từ năm 1540 (Nguyễn Kim phù Lê diệt Mạc).
Thời kỳ này có 3 đặc điểm về võ học:
Võ học dân dã lần lần thay thế hẳn võ học quý tộc trong mọi trách vụ quốc gia: trong thời kỳ Minh thuộc, hệ thống võ học quí tộc tại các vùng thị trấn bị hoàn toàn tiêu diệt, và quan quân nhà Minh triệt để cấm dân chúng học võ bằng cách kiểm tra dân số, bắt đeo “hộ thiếp”, nhưng võ học dân dã vẫn phát triển, qua các tổ chức huấn võ tại các địa điểm bí mật. Do đó, khi nắm chánh quyền, Bình Định Vương chú trọng đặc biệt tới việc phát triển võ học tại dân dã, bằng cách tổ chức các khoa thi “Minh Kinh Khoa” cả văn lẫn võ để tuyển dụng nhân tài võ học văn văn học.
Cưỡng bách học võ: Các khoa “Minh Kinh Khoa” cũng đặc biệt áp dụng cho cả quan văn từ hàng tứ phẩm trở xuống, phải trúng tuyển mới được lưu dụng.
Ý thức dụng võ, tức tinh thần tiền võ đạo giảm sút: Vì quá chú trọng tới võ học dân dã và coi nhẹ võ học quý tộc, nên Lê triều đặc biệt chỉ chú trọng tới võ thuật thuần túy, cuối cùng tự chuốc lấy những hậu quả trầm trọng mở đường cho một thời kỳ phân ly lâu dài trong Việt sử: trường hợp Mạc Đăng Dung giỏi võ, thí võ đậu Đô lực sĩ được trọng dụng rồi âm mưu phản loạn, đã khởi đầu từ ngay chính sách “trọng võ khinh văn” đặc biệt của Lê triều.
Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) quê Nghi Dương (nay là Hải Phòng)
Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) quê Nghi Dương (nay là Hải Phòng)
VII. Võ Học Trong Thời Kỳ Phân Ly (1540-1802)
Thời kỳ này khởi đầu từ năm Nguyễn Kim khởi nghĩa mở đầu tình trạng phân ly Lê-Mạc, rồi Trịnh-Nguyễn, Tiền Nguyễn (Tây Sơn) và chấm dứt vào năm 1802, khi Nguyễn Ánh thống nhất lãnh thổ. Võ học trong thời kỳ này có 3 đặc điểm:
Võ học quý tộc được phục hồi và phát triển song song với võ học dân dã.  Các danh tướng của các trận tuyến đối nghịch đều xuất thân từ cả 2 hệ thống võ học trên.
Võ học dân dã đã có lúc lấn lước võ học quý tộc (nhà Tây Sơn đuổi Nguyễn, dẹp Trịnh), với các danh tướng xuất thân từ võ học dân dã, nhưng vì vua Quang Trung đột ngột qua đời, nên võ học quý tộc (Gia Long), với các danh tướng xuất thân từ võ học quý tộc, đã phục thù được và thống nhất lãnh thổ.
Còn tiếp…

Chú ý nhỏ về dinh dưỡng trước khi tập luyện võ thuật

Nhiều bạn vẫn thường nhịn đói trước khi tập thể dục, võ thuật hoặc thể thao vì những lý do hết sức đơn giản như là không có thời gian, ăn xong rồi lại làm biếng tập hoặc ăn xong sẽ khiến cảm giác buồn ngủ xuất hiện.v.v. Vô vàn lý do biện minh lý do không ăn trước khi tập được rất nhiều người tập từ trẻ đến người lớn tuổi đưa ra. Họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ăn trước khi tập .
Dùng thức ăn trước khi tập luyện rất quan trọng, nó đem lại sự thoải mái và hiệu suất trong khi tập thể dục cho người tập. Dùng thức ăn trước khi tập thể dục sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng mất tập trung do đói trong quá trình tập và giữ cho bạn khỏi làm suy giảm năng lượng của bạn quá nhanh.
Việc bạn quyết định sẽ ăn gì trước buổi tập thường phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu và sở thích, nhưng việc ăn gì nên được thiết kế theo cường độ và loại hình tập luyện bạn để phát huy tối đa hiệu quả. Và dưới đây là những sai lầm về vấn đề dùng thức ăn trước khi tập:
Tập thể dục với dạ dày no
Tập thể dục với dạ dày no không phải là lý tưởng. Khi bao tử đầy thức ăn, máu sẽ di chuyển tới các cơ quan tiêu hóa để trợ lực. Do đó nếu luyện tập khi đang no, máu sẽ chuyển từ các cơ quan tiêu hóa sang những cơ bắp đang luyện tập gây cản trở cho việc tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm vẫn còn trong dạ dày của bạn trong quá trình tập luyện có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, chuột rút.
Lời khuyên cho bạn: Để chắc chắn rằng bạn có đủ năng lượng, giảm sự khó chịu trong dạ dày, bạn nên dùng một bữa ăn, bạn không cần dùng một bữa ăn đủ dinh dưỡng, bạn có thể ăn một chút đồ ăn nhẹ có nhiều protein và carbohydrate trước 30 phút đến 45 phút để tiêu hóa hết trước thức ăn trước khi bắt đầu tập luyện. Nếu bạn là người bận rộn, trước khi tập, bạn có thể ăn hoặc uống những loại thức ăn hoặc đồ uống lỏng, những loại này rất dễ tiêu hóa, khoảng từ 15 đến 30 phút. Mọi người đều có một chút khác nhau về vấn đề tiêu hóa, bạn nên thử nghiệm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ  để xác định được thời gian tốt nhất cho bạn.
Dùng nhiều thức ăn nhiều chất béo và chất xơ
Việc bạn dùng các thức ăn nhiều chất béo như những món chiên, xào.v.v. và dùng thức ăn nhiều chất xơ như: rau, giá, hẹ.. Các loại thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây khó chịu, đầy hơi và còn trong dạ dày một thời gian dài. Bên cạnh đó, các chất này có thể gây ra chuột rút cho bạn.
Lời khuyên cho bạn: Bạn có thể dùng một miếng bánh mì kết hợp với chút bơ đậu phộng sẽ giúp tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, đặc biệt bạn sẽ không phải lo ngại về việc tăng cân. Dùng bánh mì sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng trong vòng một giờ tập luyện, nếu bạn muốn tập luyện nhiều thời gian hơn, bạn sẽ phải chọn một bữa ăn đủ protein hoặc bạn có thể kết hợp việc dùng bánh mì với dùng chuối. Một quả chuối có chứa các carbohydrate phức hợp, giúp kéo dài năng lượng cơ thể của bạn hơn.
Dùng café
Người châu Á nói chung và người Việt Nam ta nói riêng thường có thói quen dùng café trong các bữa ăn. Uống một ly café vào buổi sáng mỗi khi thức dậy để chuẩn bị cho một buổi tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, thoái mái. Tuy nhiên, với các nghiên cứu của các nhà khoa học, việc dùng café cùng với bữa ăn trước khi tập thể dục là điều nên tránh. Chất caffeine có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng cho một số người. Những người rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của nó có thể bị buồn nôn, run cơ và đau đầu. Caffeine là một chất lợi tiểu, và có thể dẫn đến mất nước, làm giảm hiệu suất tập luyện.
Lời khuyên cho bạn: Thay vì dùng café, bạn có thể dùng một ít trái cây tươi như táo, dưa hấu, đào, nho, hoặc cam và một hộp sữa chua, xay nhuyễn tất cả nguyên liệu. Sinh tố sữa chua trái cây là bữa ăn nhẹ và mát mà bạn có thể uống khoảng 15 đến 30 phút trước khi tập thể dục. Sữa chua có chứa protein, trong khi trái cây sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một nguồn năng lượng mới, khi cả hai kết hợp sẽ duy trì sự hưng phấn và ổn định lượng đường trong quá trình luyện tập của bạn.
Bên cạnh việc dùng sinh tố trái cây, bạn có thể dùng nước tinh khiết. Uống nước trước khi tập là điều quan trọng nhất trong quá trình tập. Nước chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể. Phần lớn mọi người thường mắc sai lầm là chỉ uống nước sau khi tập thể thao mà quên rằng chúng ta cũng cần uống nước trước khi tập. Nửa lít nước trước khi tập là phù hợp. Quá trình đốt cháy năng lượng rất cần nước để tránh căng cơ, bong gân. Nếu có thể, bạn thêm chút nước chanh thì việc hấp thụ nước vào cơ thể sẽ dễ dàng hơn. Chúng ta không nên uống những loại nước pha sẵn như soda hay nước ngọt, đặc biệt là bia rượu trước khi luyện tập.
Về cơ bản, đây là những chú ý nho nhỏ cần biết trước khi luyện tập. Tất nhiên rằng chúng chỉ mang tính khái quát, còn tùy vào các loại hình thể thao, bạn sẽ có những cách ăn uống và các loại thức ăn khác nhau. Cấp độ luyện tập thể thao càng cao chế độ ăn uống càng phải mang đặc thù riêng cho phù hợp. Điều quan trọng nữa bạn phải cẩn thận lựa chọn những đồ ăn chất lượng đảm bảo, tươi ngon nhất để chuẩn bị cho một buổi tập đầy hiệu quả.
Có thể bạn chưa biết
Theo khuyến cáo của Học viện Y học Thể thao Mỹ dành cho mọi người trên thế giới, mọi người cần uống trên 500ml nước (2-3 ly) 1-2 giờ trước buổi tập; uống 200ml đến 300ml (1-2 ly) trước buổi tập 10 đến 20 phút. Trong khi tập, cứ 15-20 phút lại uống khoảng 150 ml đến 300ml ( 1-2 ly) để bù lại lượng mồ hôi bị mất. Nếu thời gian tập kéo dài hơn 90 phút, bạn nên uống 250 ml đến 300 ml (1-2 ly) bạn nên dùng nước có thêm đường và muối nhưng chứa không quá 30g đường trong 250ml) mỗi 10 – 15 phút. Sau buổi tập, nên cân lại, cứ sút nửa kg thì uống bù 2 ly nước; sụt 1kg thì uống 1250ml đến 1500ml (6-8 ly); sút 2 kg uống từ 2500ml đến 3000ml (12 đến 15 ly).
Theo Khám phá võ thuật

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

10 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ NGƯỜI THẦY DẠY VÕ CỦA MÌNH

1. Thầy dạy võ luôn muốn học sinh của mình thành công ít nhất là trong việc rèn luyện võ thuật cho dù họ có là ai, ngoại hình thế nào hay khả năng của họ ra sao. Là 1 người thầy, việc giúp võ sinh từ 1 người mới trở thành 1 võ sĩ thực thụ chính là niềm hạnh phúc.
2. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết hết được thầy dạy võ đã phải làm việc vất vả thế nào đằng sau các buổi lên lớp ở Võ đường. Liên tục phải tự nghiên cứu, tự tập luyện, động viên học viên, lên kế hoạch phát triển và phải lo trả các hóa đơn… Và còn vô số các công việc khác mà bạn chưa từng được nhìn hoặc nghe thấy.
3. Khi bạn ko đến lớp, đối với bạn thì có lẽ chỉ là 1 buổi nghỉ tập để tham gia các hoạt động khác. Nhưng đối với thầy dạy võ, đó là 1 sự trăn trở, họ phải lục lọi trí nhớ xem đã làm gì đó không đúng mực khiến bạn cảm thấy mất động lực đi tập hay ko? Phương pháp dạy có nghiêm khắc quá ko? Bài tập đưa ra đã hợp lý chưa? Mỗi buổi đến lớp thực sự đều là 1 sự kiện trọng đại, bởi lẽ tất cả những gì họ thể hiện trong buổi tập sẽ quyết định việc sẽ nuôi dưỡng những niềm đam mê mới hay là dội 1 gáo nước lạnh vào nhiệt tình tập luyện của võ sinh.
4. Đối với thầy dạy võ, niềm vui lớn nhất mà bạn có thể dành cho họ là sự tôn trọng và sự say mê của bạn đối với môn võ.
5. Niềm vui lớn thứ 2 của người thầy dạy võ là những võ sinh của mình có thể truyền nhiệt huyết và sự say mê của mình cho những người xung quanh như bạn bè, gia đình. Bằng những gì đã học được đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội.
6. Niềm vui lớn thứ 3 của người thầy dạy võ chính là việc bạn luôn cố gắng, theo đuổi và đạt được các mục tiêu lớn của bản thân mình. Bằng sự kiên trì, bền bỉ và sức mạnh có được khi tập võ có người đã cố gắng trở thành đầu bếp giỏi, có người đang trên đường thành kỳ thủ nổi tiếng, có người đang học tập, chăm chỉ nghiên cứu để trở thành kỹ sư…Hãy nhớ rằng thầy dạy võ luôn cổ vũ bạn làm và đạt được những gì mình muốn, nếu có khó khăn hãy cứ đến võ đường nói chuyện và tập luyện. Bạn sẽ tìm được động lực để đi tiếp.
7. Đối với thầy dạy võ, người học trò tuyệt vời nhất không phải là người có kỹ thuật tốt nhất, cũng ko phải là người gắn bó với thầy lâu nhất mà chính là người hấp thu được những suy nghĩ của thầy, kiên trì, chăm chỉ áp dụng những gì đã được dạy vào trong cuộc sống và các công việc khác, đóng góp cho xã hội.
8. Bạn nên hiểu rằng, việc học võ không phải đơn giản chỉ là học cho đúng các kỹ thuật đấm, đá, quăng, quật…mà còn là học cách sống, cách cư xử. Thầy giáo dạy võ thường là những người đã từng trải qua nhiều công việc khác nhau, họ có kinh nghiệm sống sâu sắc và phong phú. Hoặc ít ra là họ đã từng luyện tập trong thời gian dài, chịu nhiều đau đớn, qua nhiều giai đoạn. Khi họ chia sẻ những kinh nghiệm của mình, hãy ghi nhớ, bởi chúng sẽ thực sự có ích cho bạn.
9. Đừng nói rằng đã là thầy dạy võ thì họ chả sợ cái gì. Nỗi sợ lớn nhất của họ là ko có đủ hoặc ko duy trì được nhiệt tình và đam mê để truyền cho học sinh. Nên nhớ rằng chẳng có thầy dạy võ nào muốn phải chịu trách nhiệm về việc khiến võ sinh nghỉ tập cả. Đó là 1 sự đau lòng, một nỗi ám ảnh.
Cuối cùng, mặc dù bạn đã nghỉ tập nhiều năm, nhưng nếu có lúc nào đó bạn chợt nghĩ về thầy dạy võ, hãy luôn nhớ rằng họ cũng luôn nhớ bạn và mong có dịp để gặp lại. Đối với họ, bạn như 1 thành viên trong gia đình."

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Võ học và huyền sử võ thuật Việt Nam (Kì 2)

II. Võ Học Thời Bắc Thuộc (111 tr. CN. – 906)
Sự nô thuộc vào người Tàu là một cơ hội un đúc tinh thần bất khuất và khả năng võ học của người Việt đương thời, làm phát triển cả 3 ngành võ học: võ thuật, kỹ thuật đấu tranh, binh pháp và quân sự học. Trong thời kỳ này, 2 phát kiến mới được hình thành:
Xu hướng hâm mộ anh hùng của quần chúng: quần chúng bị áp bức, thường có xu hướng hâm mộ những vị anh hùng đã giải thoát họ, như những vị hiệp sĩ, nữ kiệt và võ dũng, mở đầu cho sự kết hợp những lực lượng chống ngoại xâm. Nhân vật điển hình trong thời kỳ này đều là những bậc võ dũng và có tài lãnh đạo quần chúng, như Triệu Quang Phục, Trưng Nữ Vương, Triệu Trinh Nương, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương…
Hình vẽ Mai Hắc Đế
Hình vẽ Mai Hắc Đế
Xu hướng phát triển chiến pháp kỳ tập (du kích chiến) và chiến pháp “dĩ nhược thắng cường, dĩ đoản thắng trường” (lấy yếu chống mạnh, lấy ngắn chống dài) do các lực lượng nghĩa binh được kết hợp để chống quan quân nhà Hán. Triệu Quang Phục, người rút quân về Bãi Sậy (Hưng Yên) chống quân Hán được coi như vị thủy tổ du kích chiến của Việt Nam.
III. Thời Kỳ Thành Lập Quốc Gia (906-1009)
Thời kỳ này bắt đầu từ họ Khúc dấy nghiệp tới chấm dứt nhà Tiền Lê. Điểm đặt biệt nhất trong thời kỳ này là, võ học đã thâm nhập hẳn vào binh pháp và trở thành một yếu tố quyết định trong sự thành lập và duy trì sự thành lập của quốc gia.
Tinh thần thành lập quốc gia được phôi thai từ họ Khúc, được thử thách quyết định bằng trận Bạch Đằng Giang năm 931 của Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, và với nguy cơ sụp đổ vì nạn “Thập Nhị Sứ Quân” được Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan và thống nhất lại quốc gia.
Tượng đài Ngô Quyền
Tượng đài Ngô Quyền
Võ học hội nhập vào binh pháp trong thời kỳ này đã được nâng cao và phát triển mạnh mẽ về phương diện:Thủy chiến (thời Ngô Quyền)  Bộ chiến (thời Đinh Bộ Lĩnh)  Lâm chiến (thời Đinh Bộ Lĩnh-Lê Hoàn) Kỵ thuật phối hợp tác chiến thủy bộ (Ngô Quyền-Đinh Bộ Lĩnh)  Tổ chức quân đội (thời Đinh: mỗi “Đạo” quân gồm 100.000 binh sĩ. Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn chỉ huy 10 “Đạo”, là 1 triệu quân).
IV. Võ Học Trong Thời Kỳ Hoàn Bị Quốc Gia (1010-1341)
Thời kỳ hoàn bị quốc gia bao gồm 2 triều đại Lý-Trần, đã phát huy võ học không những vào mọi tầng lớp xã hội, mà còn phát huy cả ý thức dụng võ bằng tinh thần Phật giáo đời Lý và tinh thần Tam giáo đời trần, vào cả những công cuộc chống xâm lăng, bình định nội loạn, khẩn hoang lập ấp, và mở rộng lãnh thổ.
Ý thức dụng võ nâng cao thành tinh thần thượng võ được khuyến khích triệt để trong mọi tầng lớp xã hội bằng các sự việc: Tại kinh đô, có Giảng Võ Đường thành lập song hành với Quốc Học Viện, để đào tạo những nhân tài “văn võ kiêm toàn”. Công chúa, phi tần, công tử, văn quan, thứ dân đều phải cưỡng bách học võ (múa gươm, cưỡi ngựa). Mỗi vị võ dũng hữu trách đều phải chiêu mộ dân chúng khẩn hoang lập ấp.
Binh pháp Lý Thường Kiệt chủ về công, binh pháp Trần Hưng Đạo chủ về tự vệ, được phát huy rộng rãi, làm nền tảng cho binh pháp học Việt Nam.  Các chiến công lừng lẫy của Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo đã làm các nước lân bang kính nể, tạo được một thời kỳ ổn định, kiến thiết và phát triển lâu dài.
Binh pháp Lý Thường Kiệt chủ về công, binh pháp Trần Hưng Đạo chủ về tự vệ
Binh pháp Lý Thường Kiệt chủ về công, binh pháp Trần Hưng Đạo chủ về tự vệ
Tinh thần Tam Giáo đã được hội nhập vào võ học, để làm nền tảng khởi thủy cho tinh thần võ đạo Việt Nam (được gọi là tinh thần tiền võ đạo).  Việt Nam đã khởi phát những chương trình Tây tiến và Nam tiến để mở rộng lãnh thổ, chinh phục các quốc gia Lão Qua, Chiêm Thành và Bồn Man.
Còn tiếp

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Võ học và huyền sử võ thuật Việt Nam (Kì 1)

Lịch sử một nước, được phát triển do nhiều động cơ quyết định: địa thế, ý chí, tài nguyên và kinh tế, khả năng và truyền thống lãnh đạo quốc gia, văn hóa, võ học…
Trong các động cơ này, động cơ võ học thường được coi như động cơ quyết định cho sự tồn tại của một quốc gia, nhất là đối với những quốc gia phải thường xuyên tranh đấu để tồn tại. Thời trung cổ, Carthage là một đô thị phồn thịnh nhờ thương mại, nhưng bị La Mã thanh toán, chỉ vì động cơ võ học yếu kém. Chiêm Thành, Chân Lạp, Bồn Man tuy có những khả năng kinh tế và địa thế tốt không kém Việt Nam, nhưng lần hồi bị tiêu diệt cũng trong những trường hợp tương tự.
Do đó, nhìn vào địa thế của Việt Nam trước, các quốc gia lân bang thường xuyên có sự tranh chấp với Việt Nam, chúng ta thấy ngay nhu cầu tranh đấu để tồn tại bao giờ cũng được xếp hàng đầu, để hình thành và kiện toàn một nền võ học dân tộc. Đặc biệt nhu cầu tranh đấu để tồn tại của chúng ta không phải chỉ giới hạn võ học trong vị thế tự vệ, mà còn mở rộng ra những lãnh vực Bắc phạt (thời Lý, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản đánh 3 châu Khâm, Ung và Liêm), Nam tiến (với Chiêm Thành, Bồn Man, Chân Lạp) và Tây tiến (Lão Qua).
Xác định giá trị của nhu cầu tranh đấu để tồn tại của dân tộc Việt Nam rồi, chúng ta cũng cần xác định thêm định nghĩa về võ học trong phạm trù Lược Sử Võ Học Việt Nam.
Tựu trung, có 3 loại định nghĩa về võ học, tùy theo từng trường hợp:
Trước hết, võ học được hiểu theo nghĩa thuần túy nhất tức “kỹ thuật đấu tranh bằng sức”.
Kế đó, võ học được hiểu theo nghĩa đấu tranh, tức tất cả những gì không phải là văn đều là võ, như lối diễn ý của cổ nhân trong thành ngữ “văn võ kiêm toàn” để trở thành những nhân tài lý tưởng đương thời: phi ngựa giỏi cũng là võ, chạy nhanh cũng là võ…
Cuối cùng, võ học hiểu theo nghĩa binh gia và có giá trị tương tự như quân sự học. Ví dụ: khi nói đến “võ tướng” là “tướng quân sự”, “võ nghiệp của một danh tướng” tức sự nghiệp binh gia của một vị võ tướng…
Chúng ta sẽ tìm hiểu lược sử võ học Việt Nam với cả 3 định nghĩa trên, tuần tự từ các thời đại võ học và đặc tính, tiến trình thí võ qua các thời đại võ học và võ học Việt Nam hiện đại.
10 thời kỳ võ học được quy định và phân biệt theo các biến cố lớn của quốc gia:
Thời huyền sử: chế độ thị tộc (2879-111 tr. CN.)  Thời Bắc thuộc (111 tr. CN. – 906)  Thời kỳ thành lập quốc gia: Ngô, Đinh, Tiền Lê (906-1009)  Thời kỳ hoàn bị quốc gia: Lý, Trần (1010-1341)  Thời kỳ trung suy: Trần mạt, Hồ, Minh thuộc (1341-1427)  Thời kỳ phục hưng: Hậu Lê, Mạc (1427-1540)  Thời kỳ phân ly: Lê-Mạt, Trịnh-Nguyễn, Tiền Nguyễn (1540-1802)  Thời kỳ thống nhất: Hậu Nguyễn (1802-1883) Thời kỳ Pháp thuộc (1883-1945)  Thời kỳ hiện kim (1945 tới nay).
I. Võ Học Thời Huyền Sử: Chế độ thị tộc (2879-111 tr. CN.)
Võ học thời huyền sử, vì không có sử sách biên niên, nên chỉ có thể căn cứ vào huyền thoại và những hình vẽ trên đá, những cổ vật đào thấy tại Đông Sơn (Thanh Hóa) và Chapa (Lào Cai).
Tựu trung, võ học trong thời kỳ này có những đặc tính nổi bật:
A. Đặc tính 1: văn võ song hành:
Đặc tính văn võ song hành được biểu lộ ngay từ tổ chức xã hội hội : Lạc Long Quân, Âu Cơ không những là những nhà tổ chức giỏi, còn là những nhà lãnh đạo đấu tranh thiên tài với cả người, vật và thiên nhiên, khi lập quốc.Về tổ chức xã hội, ngoài nhà vua là một bậc văn võ song toàn, các chức quan cũng được phân biệt thành 2 ngành văn, võ song hành với nhau, là các chức quan Lạc hầu và Lạc tướng.
B. Đặc tính 2: đã biết sử dụng vũ khí và kỹ thuật dụng võ:
Qua những sử liệu, chứng tích lịch sử như trống đồng Ngọc Lũ và các vũ khí đào được, chúng ta có thể ước đoán về các loại vũ khí được sử dụng và kỹ thuật dụng võ trong thời huyển sử như sau:
Búa rìu: xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ với thế nhảy múa và biểu diễn. Ước đoán: có thể đi tới cân pháp , tức phép đánh búa rìu.
ngoc_phu_tay_chu
Dao ngắn: qua những di tích đào được bằng đá và bằng đồng. Ước đoán: có thể đi tới đoản đao pháp (phép đánh dao ngắn)
Lao, dáo: qua những hình vẽ cổ : mới đầu, chỉ là võ khí dài, hoặc bằng tre, hoặc bằng một thứ cây cứng, nhỏ, có đầu nhọn, để dùng vào việc săn bắn và đánh cá. Sau, được lắp thêm một bộ phận đá mài, đồng hay sắt, vừa sắc vừa nhọn, có thể phóng đi hay đánh sáp chiến. Ước đoán: có thể đi tới Thương pháp (phép đánh giáo, thương) và mâu pháp (phép đánh mâu)
Cung, nỏ, tên: qua các hình vẽ cổ và truyền thuyết “nỏ thần” của An Dương Vương: cung, nỏ, tên được điều dụng với cả thế bắn. Ước đoán: người huyền sử đã biết khai dụng lối đánh viễn chiến (đánh xa) và tiễn pháp (phép dùng tên) và viễn xạ pháp (phép bắn xa).
image034-8f100
Gươm: qua các truyền thuyết về Lạc Long Quân đánh Ngư Tinh bằng “khối sắc đỏ” và dùng “gươm sắt”, chém đầu đối thủ; truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương dùng “gươm sắt”, “ngựa sắt” đuổi giặc Ân; truyền thuyết An Dương Vương dùng “gươm” chém Mỵ Châu ngồi sau lưng ngựa… Gươm, được chế biến từ dao ngắn đã nâng cao kỹ thuật cận chiến của người huyền sử. Ước đoán: có thể rút tỉa kinh nghiệm từ đòn, thế, miếng mà lập ra “kiếm pháp” (phép đánh gươm).
Thuyền: qua các hình vẽ cổ, là một phương tiện chuyển vận và tiếp tế bằng đường thủy và hàng hải, rất tiện dụng trong những trường hợp thủy chiến. Ước đoán: người huyền sử đã biết xử dụng thuyền làm một phương tiện khai thác thiên nhiên và thủy chiến, có thể kết hợp thành “thủy chiến pháp”, ứng dụng trong các giai đoạn lịch sử nghiêm trọng.
Ngựa: qua các hình vẽ cổ, là một phương tiện chuyển vận bằng đường bộ nhanh chóng và hữu hiệu nhất đương thời. Ước đoán: sự biết xử dụng và khai thác khả năng chuyên chở và tốc hành là động cơ chính cho những hoạt động giang hồ hành hiệp, rồi đi tới “thiết kỵ chiến pháp”, “mã chiến pháp”, và “xa mã chiến pháp”, mở đầu cho hàng loạt những kỹ thuật xử dụng võ học và áp dụng binh pháp.
ngua4-7635f
C. Đặc tính 3: biết đưa võ học vào binh pháp:
Vì thiếu sử liệu chính xác, nên chúng ta chỉ có thể ước đoán qua những truyền thuyết:
Cuộc chiến tranh giữa An Dương Vương và Lạc Vương (Hùng Vương): Hùng Vương thắng nhiều cho nên kiêu, cuối cùng thua về tay An Dương Vương nhờ mưu lược.
Cuộc xâm lăng của Triệu Đà bằng “giao hảo kế”: An Dương Vương tuy có “nỏ thần” và hệ thống kiến trúc tinh vi của thành Cổ Loa, rút cuộc vẫn thua vì mắc mưu “lông ngỗng đưa đường” của Trọng Thủy.  Những trận chống Tần, giết tướng Đồ Thư: đưa võ học lần lần vào binh pháp.
Tóm lại, võ học trong thời huyền sử đã đi từ đơn đấu đến quần đấu, rồi thâm nhập vào binh pháp. Hiện tượng này khởi đầu bằng những cuộc giao đấu cá nhân (như trường hợp Lạc Long Quân đánh Ngư Tinh, Sơn Tinh đấu với Thủy Tinh) chuyển sang trường hợp “nhất hổ địch quần hồ” theo lối Phù Đổng Thiên Vương phá giặc Ân, rồi mới tới trình độ đưa võ học vào binh pháp như các trận đánh An Dương Vương-Hùng Vương thứ 18…
Còn tiếp…

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618