Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Võ học và huyền sử võ thuật Việt Nam (Kì 2)

II. Võ Học Thời Bắc Thuộc (111 tr. CN. – 906)
Sự nô thuộc vào người Tàu là một cơ hội un đúc tinh thần bất khuất và khả năng võ học của người Việt đương thời, làm phát triển cả 3 ngành võ học: võ thuật, kỹ thuật đấu tranh, binh pháp và quân sự học. Trong thời kỳ này, 2 phát kiến mới được hình thành:
Xu hướng hâm mộ anh hùng của quần chúng: quần chúng bị áp bức, thường có xu hướng hâm mộ những vị anh hùng đã giải thoát họ, như những vị hiệp sĩ, nữ kiệt và võ dũng, mở đầu cho sự kết hợp những lực lượng chống ngoại xâm. Nhân vật điển hình trong thời kỳ này đều là những bậc võ dũng và có tài lãnh đạo quần chúng, như Triệu Quang Phục, Trưng Nữ Vương, Triệu Trinh Nương, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương…
Hình vẽ Mai Hắc Đế
Hình vẽ Mai Hắc Đế
Xu hướng phát triển chiến pháp kỳ tập (du kích chiến) và chiến pháp “dĩ nhược thắng cường, dĩ đoản thắng trường” (lấy yếu chống mạnh, lấy ngắn chống dài) do các lực lượng nghĩa binh được kết hợp để chống quan quân nhà Hán. Triệu Quang Phục, người rút quân về Bãi Sậy (Hưng Yên) chống quân Hán được coi như vị thủy tổ du kích chiến của Việt Nam.
III. Thời Kỳ Thành Lập Quốc Gia (906-1009)
Thời kỳ này bắt đầu từ họ Khúc dấy nghiệp tới chấm dứt nhà Tiền Lê. Điểm đặt biệt nhất trong thời kỳ này là, võ học đã thâm nhập hẳn vào binh pháp và trở thành một yếu tố quyết định trong sự thành lập và duy trì sự thành lập của quốc gia.
Tinh thần thành lập quốc gia được phôi thai từ họ Khúc, được thử thách quyết định bằng trận Bạch Đằng Giang năm 931 của Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, và với nguy cơ sụp đổ vì nạn “Thập Nhị Sứ Quân” được Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan và thống nhất lại quốc gia.
Tượng đài Ngô Quyền
Tượng đài Ngô Quyền
Võ học hội nhập vào binh pháp trong thời kỳ này đã được nâng cao và phát triển mạnh mẽ về phương diện:Thủy chiến (thời Ngô Quyền)  Bộ chiến (thời Đinh Bộ Lĩnh)  Lâm chiến (thời Đinh Bộ Lĩnh-Lê Hoàn) Kỵ thuật phối hợp tác chiến thủy bộ (Ngô Quyền-Đinh Bộ Lĩnh)  Tổ chức quân đội (thời Đinh: mỗi “Đạo” quân gồm 100.000 binh sĩ. Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn chỉ huy 10 “Đạo”, là 1 triệu quân).
IV. Võ Học Trong Thời Kỳ Hoàn Bị Quốc Gia (1010-1341)
Thời kỳ hoàn bị quốc gia bao gồm 2 triều đại Lý-Trần, đã phát huy võ học không những vào mọi tầng lớp xã hội, mà còn phát huy cả ý thức dụng võ bằng tinh thần Phật giáo đời Lý và tinh thần Tam giáo đời trần, vào cả những công cuộc chống xâm lăng, bình định nội loạn, khẩn hoang lập ấp, và mở rộng lãnh thổ.
Ý thức dụng võ nâng cao thành tinh thần thượng võ được khuyến khích triệt để trong mọi tầng lớp xã hội bằng các sự việc: Tại kinh đô, có Giảng Võ Đường thành lập song hành với Quốc Học Viện, để đào tạo những nhân tài “văn võ kiêm toàn”. Công chúa, phi tần, công tử, văn quan, thứ dân đều phải cưỡng bách học võ (múa gươm, cưỡi ngựa). Mỗi vị võ dũng hữu trách đều phải chiêu mộ dân chúng khẩn hoang lập ấp.
Binh pháp Lý Thường Kiệt chủ về công, binh pháp Trần Hưng Đạo chủ về tự vệ, được phát huy rộng rãi, làm nền tảng cho binh pháp học Việt Nam.  Các chiến công lừng lẫy của Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo đã làm các nước lân bang kính nể, tạo được một thời kỳ ổn định, kiến thiết và phát triển lâu dài.
Binh pháp Lý Thường Kiệt chủ về công, binh pháp Trần Hưng Đạo chủ về tự vệ
Binh pháp Lý Thường Kiệt chủ về công, binh pháp Trần Hưng Đạo chủ về tự vệ
Tinh thần Tam Giáo đã được hội nhập vào võ học, để làm nền tảng khởi thủy cho tinh thần võ đạo Việt Nam (được gọi là tinh thần tiền võ đạo).  Việt Nam đã khởi phát những chương trình Tây tiến và Nam tiến để mở rộng lãnh thổ, chinh phục các quốc gia Lão Qua, Chiêm Thành và Bồn Man.
Còn tiếp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618