V. Võ Học Trong Thời Kỳ Trung Suy (1341-1427)
Thời kỳ này bắt đầu từ Trần mạt lúc chấm dứt Minh thuộc vào năm 1427. Trong thời kỳ này, mặc dầu vận nước suy đồi, võ học vẫn tiếp tục phát triển với ý chí phục thù nhà, đền nợ nước, tranh thủ độc lập cho dân tộc.
Điểm đặc biệt cần ghi nhận trong thời kỳ này là, sự phát triển mạnh của võ học và hội nhập võ học vào binh pháp, ý thức dụng võ cao độ phát triển với ý thức vững mạnh, đã rút ngắn hẳn thời Minh thuộc, dù luôn, dù luôn luôn bị đàn áp khốc liệt và vô nhân đạo chưa từng thấy trong lịch sử (giết hàng loạt, rút ruột người treo lên cây, tập trung xác chết và xương thành núi để khủng bố và làm tê liệt ý chí đề kháng…). Cụ thể hóa là mặc dù xảy ra những cuộc khởi nghĩa thất bại của Giản Định Đế và Trần Quý Khoách với những vị liệt sĩ tuấn quốc dũng cảm như Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất, Đặng Dung… tinh thần kháng Minh cứu nước vẫn tiếp tục trường kỳ với thành công, bằng những hoạt động huấn võ bí mật tại rừng Lam Sơn (của Lê Lợi) và sự áp dụng binh pháp Việt Nam truyền thống của Nguyễn Trãi, bên cạnh ý chí phục quốc mãnh liệt của toàn quân và toàn dân đương thời.
VI. Thời Kỳ Phục Hưng (1427-1540)
Thời kỳ này khởi đầu từ nhà Lê, và chấm dứt từ năm 1540 (Nguyễn Kim phù Lê diệt Mạc).
Thời kỳ này có 3 đặc điểm về võ học:
Võ học dân dã lần lần thay thế hẳn võ học quý tộc trong mọi trách vụ quốc gia: trong thời kỳ Minh thuộc, hệ thống võ học quí tộc tại các vùng thị trấn bị hoàn toàn tiêu diệt, và quan quân nhà Minh triệt để cấm dân chúng học võ bằng cách kiểm tra dân số, bắt đeo “hộ thiếp”, nhưng võ học dân dã vẫn phát triển, qua các tổ chức huấn võ tại các địa điểm bí mật. Do đó, khi nắm chánh quyền, Bình Định Vương chú trọng đặc biệt tới việc phát triển võ học tại dân dã, bằng cách tổ chức các khoa thi “Minh Kinh Khoa” cả văn lẫn võ để tuyển dụng nhân tài võ học văn văn học.
Cưỡng bách học võ: Các khoa “Minh Kinh Khoa” cũng đặc biệt áp dụng cho cả quan văn từ hàng tứ phẩm trở xuống, phải trúng tuyển mới được lưu dụng.
Ý thức dụng võ, tức tinh thần tiền võ đạo giảm sút: Vì quá chú trọng tới võ học dân dã và coi nhẹ võ học quý tộc, nên Lê triều đặc biệt chỉ chú trọng tới võ thuật thuần túy, cuối cùng tự chuốc lấy những hậu quả trầm trọng mở đường cho một thời kỳ phân ly lâu dài trong Việt sử: trường hợp Mạc Đăng Dung giỏi võ, thí võ đậu Đô lực sĩ được trọng dụng rồi âm mưu phản loạn, đã khởi đầu từ ngay chính sách “trọng võ khinh văn” đặc biệt của Lê triều.
VII. Võ Học Trong Thời Kỳ Phân Ly (1540-1802)
Thời kỳ này khởi đầu từ năm Nguyễn Kim khởi nghĩa mở đầu tình trạng phân ly Lê-Mạc, rồi Trịnh-Nguyễn, Tiền Nguyễn (Tây Sơn) và chấm dứt vào năm 1802, khi Nguyễn Ánh thống nhất lãnh thổ. Võ học trong thời kỳ này có 3 đặc điểm:
Võ học quý tộc được phục hồi và phát triển song song với võ học dân dã. Các danh tướng của các trận tuyến đối nghịch đều xuất thân từ cả 2 hệ thống võ học trên.
Võ học dân dã đã có lúc lấn lước võ học quý tộc (nhà Tây Sơn đuổi Nguyễn, dẹp Trịnh), với các danh tướng xuất thân từ võ học dân dã, nhưng vì vua Quang Trung đột ngột qua đời, nên võ học quý tộc (Gia Long), với các danh tướng xuất thân từ võ học quý tộc, đã phục thù được và thống nhất lãnh thổ.
Còn tiếp…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét