Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Võ học và huyền sử Võ thuật Việt Nam (kỳ 4)

VIII. Võ Học Trong Thời Kỳ Thống Nhất (1802-1883)
Thời kỳ này khởi đầu từ khai nguyên nhà Hậu Nguyễn, tới năn chánh thức đặt chế độ Pháp thuộc. Võ học trong thời kỳ này có 5 đặc điểm:
Các vua chúa triều Nguyễn vì có tự ti mặc cảm với võ học dân dã qua sự xuất hiện của Tây Sơn, nên không khuyến khích võ học dân dã phát triển.  Các chức võ quan bị đặt dưới các chức văn quan, tạo thành một quan niệm đặc biệt “trọng văn khinh võ”. Văn học phát triển độc lập, lần lần đưa giáo dục vào khuôn khổ hư văn, cử tử. Võ học suy yếu, phải dùng văn quan chỉ huy binh sĩ (Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản…) nên thiếu khả năng đấu tranh chống ngoại xâm khi quân Pháp tấn công. Quan niệm “trọng văn khinh võ” đã đưa quốc gia tới tình trạng suy sụp, mở đầu thời kỳ Pháp thuộc.
Hoàng Diệu
Hoàng Diệu
IX. Võ Học Trong Thời Kỳ Pháp Thuộc (1883-1945)
Trong thời kỳ này, võ học bị biến thể và chìm đắm trong chính sách ngu dân của người Pháp, đã mang 6 đặc điểm: Võ học bị tách khỏi quân sự học. Võ học không còn được coi là một ngành học quan yếu cho sự sinh tồn của quốc gia, mà chỉ còn được coi là một ngành thể thao có tính cách giải trí. Chính sách ngu dân (phong trào lãng mạn, rượu ty, thuốc phiện) đã làm suy nhược tinh thần người Việt, để làm tê liệt hay suy giảm tinh thần và khả năng đề kháng. Sự du nhập võ học Nhật Bản (Jujitsu, Judo…) đã kích thích tinh thần thượng võ của người Việt, đem lại cho dân tộc Việt một nguồn hứng khởi mới. Tự ái võ học dân tộc bùng dậy: người Việt bắt đầu “về nguồn” võ học và hình thành một nền võ đạo Việt Nam vào năm 1938, gọi là Vovinam Việt Võ Đạo.
Võ đạo dân tộc bừng dậy, nâng cao tinh thần ái quốc và cứu quốc của người Việt, để chấm dứt thời Pháp thuộc vào năm 1945.
 X. Võ Học Trong Thời Kỳ Hiện Kim (1945 tới nay). 
Thời kỳ này bắt đầu từ 1945, năm cao trào tranh thủ độc lập dân tộc bùng dậy, cho tới nay. Võ học trong thời kỳ này mang 5 đặc điểm:
Võ học tân tiến dân tộc sau khi hình thành từ 1938 đã phát triển mạnh trong các ngành sinh hoạt xã hội, nâng cao giá trị võ học từ một bộ môn thể thao giải trí lên võ đạo (1968), với danh xưng Việt Võ Đạo. Song song với Việt Võ Đạo, các môn phái võ đạo du nhập cũng hoạt động và phát triển mạnh: Nhu Đạo từ 1946, Không Thủ Đạo (Karatedo) từ 1954, Túc Quyền Đạo (Taekwondo) từ 1964, gây một tinh thần hiếu võ sôi nổi trong các tầng lớp xã hội, cùng với các môn võ khác như Yoga, Aikido (Hiệp Khí Đạo)…
Túc Quyền Đạo (Taekwondo). Ảnh minh họa
Túc Quyền Đạo (Taekwondo). Ảnh minh họa
Võ học lại một lần nữa hội nhập vào binh pháp và các hoạt động an ninh xã hội: các quân binh chủng và các lực lượng an ninh, cán bộ đều có chương trình huấn luyện võ thuật để thực dụng ngay vào công tác thực tế.  Võ học, nhất là Vovinam-Việt Võ Đạo, đã hội nhập vào một số chương trình giáo dục học đường và chương trình huấn luyện Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn, Cán Bộ Hành Chánh…
Thế võ đặc trưng của Vovinam. Ảnh minh họa
Thế võ đặc trưng của Vovinam. Ảnh minh họa
Tinh thần võ đạo đã được biểu hiện trong nhiều ngành sinh hoạt xã hội như cứu đói, cứu trợ nạn nhân chiến họa, nạn nhân bão lụt, khẩn hoang lập ấp, và đặc biệt được xử dụng trong nhiều trường hợp cận chiến trên chiến trường Việt Nam.
Kết Luận
Vai tuồng của võ học trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam là một vai tuồng thực dụng; và trong nhiều triều đại, đã trở thành một bộ môn giáo dục căn bản của người Việt. Tùy theo từng chính sách giáo dục trong các thời kỳ lịch sử, võ học có khi thăng khi trầm, nhưng vẫn luôn luôn tạo điều kiện phát triển trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
Giá trị thực dụng của võ học chính là động cơ quan yếu đã kiến tạo lịch sử: từ giao đấu cá nhân tới vận dụng vào các kỹ thuật tranh đấu chống thiên nhiên, đối nhân và đối vật, cuối cùng hội nhập vào binh pháp để trở thành một phương tiện quan yếu trong mọi trường hợp tự vệ và mở rộng lãnh thổ.
Trong các thời kỳ lịch sử, võ học đã hình thành 2 khuynh hướng rõ rệt là võ học quí tộc và võ học bình dân, và đã có những cơ hội thi triển và đối nghịch mạnh mẽ, nhưng rồi vẫn kết hợp lại thành bộ môn võ học dân tộc duy nhất.
Cùng với đà tiến triển của nền võ học nhân loại, võ học Việt Nam đã đi từ thô đến tinh, từ cá nhân tới tập thể, và luôn luôn chứng tỏ giá trị hữu hiệu tự thân trong mọi sứ vụ với xã hội và đất nước, và đã đạt tới sự hình thành một nền võ đạo Việt Nam.
Thông thường, võ học của một quốc gia thường có 5 sứ vụ:  Trừ gian diệt bạo –  Phò minh chúa –  Cứu quốc – Kiến quốc  – Khai quốc
Trong 5 loại sứ vụ trên, chỉ có sứ vụ trừ gian diệt bạo (dưới mọi hình thức) là một sứ vụ hành võ tự do, thích hợp với phong độ của những hiệp sĩ “giang hồ hành hiệp” tại những vùng rộng lớn chưa ổn định, các cơ cấu cai trị và luật pháp còn lỏng lẻo. Ba sứ vụ sau, đòi hỏi sự dấn thân của người hành võ trong một khuôn khổ kỷ luật, của quốc gia hay của một “minh chúa”.
Việt Nam không có đất đai rộng lớn và những vùng bất ổn mênh mông như Trung Quốc và Hoa Kỳ, nên không có nhiều hiện tượng “hiệp sĩ giang hồ” như Trung Quốc hay “anh hùng cowboy” miền viễn tây Hoa Kỳ, mặc dầu vẫn có một số hiệp thoại đặc biệt như Lãnh Tạo, Cố Bu, Chàng Lía v.v… xuất hiện trong dân dã. Ngược lại, vị thế “tứ diện thọ địch” của Việt Nam với những cuộc chiến tranh chống xâm lăng, trừ nội loạn và mở mang bờ cõi liên tục đã làm xuất hiện hàng ngàn vạn anh hùng chiến sử.
Rõ rệt là nhu cầu quốc gia của chúng ta luôn luôn cần tới những anh hùng dân tộc, hơn là những hiệp sĩ giang hồ. Do đó, võ học của VN là nền võ học mang nặng những sứ vụ đấu tranh phục vụ quyền lợi chung của quốc gia, dân tộc, thay vì chỉ phục vụ cho một gia đình, một xóm ấp, một lớp người giới hạn trong một môi trường nhỏ hẹp. Người học võ mặc nhiên chấp nhận truyền thống hành võ chung, nên luôn luôn mong mỏi được có cơ hội thi thố tài năng phò vua, giúp nước.
Muốn phò vua giúp nước, phải khổ luyện tài năng và tìm cơ hội tiến thân. Cơ hội tiến thân của người võ sĩ chính là các cuộc thí võ của các triều đại lịch sử.
Tới nay, mặc dầu các “cuộc thí võ” để tuyển dụng nhân tài võ học thuần túy không còn giữ những khuôn thước cũ, nhưng cũng vẫn được coi là những tiêu chuẩn thích dụng nhất trong một số nghiệp vụ như huấn luyện võ thuật học đường, quân đội, cán bộ, cảnh sát v.v… Tất nhiên, tiến trình thí võ truyền thống đã được cải biến và chuyên hóa trong thời hiện đại, nhưng không phải vì thế mà võ học thời hiện đại bỏ qua những sứ vụ truyền thống với dân tộc.
Trong mọi cảnh huống và tình huống lịch sử, mặc dầu chương trình thí võ có đổi thay, nhưng những tiêu chuẩn chính của thí võ vẫn còn được duy trì, để xếp hạng và tuyển lựa nhân tài võ học phục vụ trong mọi ngành sinh hoạt xã hội và quốc gia.
Vì nước nhỏ, lãnh thổ hẹp, nên Việt Nam không có nhiều huyền thoại về “hiệp sĩ giang hồ” như Trung Quốc và Nhật Bản; nhưng đổi lại, võ học đã hội nhập nhanh chóng vào các sinh hoạt cộng đồng – đặc biệt trong các lãnh vực phục vụ quốc gia. Do đó, thay thế vào những hoạt động “hành hiệp giang hồ” của từng cá nhân hay từng nhóm cá nhân rời rạc, chúng ta có rất nhiều võ tướng phục vụ quốc gia đắc lực. Mặt trái của sự ứng dụng những hoạt động võ học vào các sinh hoạt cộng đồng, là tình trạng nội loạn và giặc giã, trong đó có những kẻ cầm đầu đều là những người võ dũng.
Tiến trình thí võ qua các thời đại võ học, đi từ biểu dương tài nghệ và thành tích, tới các cuộc thi trắc nghiệm rồi tới những cuộc thí võ có qui chế rõ rệt.
Nguồn: Internet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618