Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù....
Khi nói về võ thuật tự vệ, nhiều người thường mắc phải những sai lầm dưới đây:
– Không chọn đúng kĩ thuật: Tự vệ là tình huống đặc biệt, và một khi đã chọn sử dụng võ thuật, chúng ta cũng có các kĩ năng đặc thù như đánh lạc hướng, gạt đỡ phù hợp, không hoàn toàn giống với võ thuật đối kháng. Việc sử dụng các kĩ thuật đối kháng (vốn đòi hỏi yêu cầu thể chất cao) ở những người chỉ học võ thuật để tự vệ là một sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải.
– Không luyện tập liên tục: Bạn có thể học bẻ ngón, khóa cổ tay, quật ngã… một cách không quá khó khăn. Tuy nhiên, bạn sẽ nhanh chóng quên đi những kĩ thuật đó, và khi đối mặt nguy hiểm, tất cả những gì bạn có thể làm đó là…bơi sải trong không khí. Tập đi tập lại một động tác đơn giản có thể khắc ghi kĩ năng tự vệ đó vào phản xạ, và nó trở nên hiệu quả khi áp dụng thực tế.
Đó là về mặt lý thuyết. Còn thực tế luyện tập? xem video clip dưới đây, ghi nhớ các kĩ thuật tự vệ sau đây, và bắt đầu luyện tập ngay bây giờ.
Từ 4 tuổi trở đi, sự phối hợp giữa các cơ khớp và độ mềm dẻo của cơ thế bé phát triển tương đối nhanh. Độ tập trung, ghi nhớ, năng lực tư duy và điều khiển hành vi cũng đều được nâng cao một cách rõ rệt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bé bắt đầu làm quen với võ thuật.
Tuy vậy, năng lực tiếp thu và khả năng vận động của bé vẫn chưa hoàn thiện nên tốt nhất chỉ cho các bé học một số động tác hoặc tổ hợp võ thuật đơn giản. Đồng thời, lượng vận động cũng không thể quá nhiều. Khi bé luyện tập tại nhà, chỉ nên tập các động tác ngắn, thời gian tập không quá 30 phút.
Không ít bà mẹ cho con học võ xuất phát từ nguyên nhân muốn con rèn luyện và nâng cao khả năng bảo vệ bản thân, tăng cường thể lực, phòng ngừa bệnh tật. Thực ra ích lợi đến từ việc học võ còn nhiều hơn thế.
Võ thuật giúp đẩy nhanh quá trình phát triển; rèn luyện các tư thế; nâng cao tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai, phản xạ nhanh, sức bền của cơ thể. Bên cạnh đó, võ thuật còn phát triển trí tưởng tượng, sức tập trung, khả năng ghi nhớ hình ảnh và sự vận động, khả năng mô phỏng, khả năng cảm nhận về nhịp độ và điều khiển các cơ trên cơ thể. Võ thuật cũng bồi dưỡng tinh thần kính thầy mến bạn, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, cần cù vượt gian khó, tuân thủ luật lệ, tự tin vào bản thân, dũng cảm kiên cường.
Bí quyết giúp bé thích học võ
1. Bố mẹ và thầy giáo cùng trao đổi và phối hợp giúp bé hiểu về võ thuật từ nhiều góc độ
Bố mẹ và thầy giáo nên thường xuyên trao đổi, bàn bạc để tìm ra cách gây hứng thú với việc học võ cho bé, giúp bé hiểu cái hay của võ thuật. Thầy giáo nên căn cứ vào thể chất và năng lực của bé để điều phối các động tác, tránh việc dạy các động tác quá khó hoặc quá dễ để bé chán nản, không hấp dẫn. Đồng thời cũng nên nghĩ đến việc “gán” các động tác cho các nhân vật hoạt hình, truyện tranh… mà bé thích. Chỉ cần nghĩ mình đang làm giống “thần tượng” là bé sẽ thích thú và học theo rất nhanh.
Trong võ thuật, đằng sau mỗi thế võ thường ẩn chứa một câu truyện liên quan đến thế giới tự nhiên, đến văn hóa, lịch sử. Vì vậy, khi dạy đến động tác nào,ngoài việc giúp bé hiểu cách thức tiến hành và nội dung chính của động tác, thầy giáo có thể dùng lời nói và hình tượng để giải thích một cách đơn giản về sự liên quan giữa câu truyện kể với nguồn gốc xuất phát của mỗi thế võ.
Bố mẹ bé cũng có thể khiến bé hứng thú hơn với võ thuật bằng cách tìm các tranh ảnh, truyện tranh nói về các môn phái võ hoặc các câu truyện trừng gian diệt ác của các anh hùng võ thuật.
2. Bố mẹ cùng chơi với bé một số trò chơi rèn luyện độ mềm dẻo của cơ thể
Rèn luyện độ mềm dẻo là một trong những lợi ích mà võ thuật đem đến cho cơ thể. Vì thế bố mẹ nên cùng bé chơi một số trò chơi như: dùng tay mò đất, dùng ngực “đậy” lên đầu gối… Mỗi ngày cùng chơi như vậy sẽ làm cơ thể bé mềm dẻo hơn, đồng thời bé sẽ dần dần hiểu ra võ thuật nên tập hàng ngày, dù ít nhưng lâu dần sẽ có tiến bộ.
3. Khơi dậy hứng thú từ những bộ phim hoạt hình
Khi bước vào giai đoạn 4 – 5 tuổi, đặc biệt là các bé trai thường mê mẩn những bộ phim hoạt hình, phim truyện hoặc các tiết mục truyền hình có các cảnh hành động, đấu võ. Rất nhiều bé còn tự mình đóng vai các nhân vật siêu nhân, siêu anh hùng… như trong phim. Thầy giáo và bố mẹ nên “tranh thủ” sự yêu thích này của bé để “cài cắm” các hành động của nhân vật anh hùng vào trong các thế võ hoặc trong các trò chơi rèn luyện cơ thể tại nhà. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng và luyện tập hăng say.
KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
“Phát thế” là một trong những đặc điểm kỹ thuật phô diễn nét đẹp của Võ Ta – Võ cổ truyền Việt Nam.
Có thể nói Phát thế là tập quán trong thi đấu Võ Ta cách nay trên 40 năm về trước vì không bao giờ không có phần Phát thế trong khi các võ sinh “quầng”, “vợt” với nhau ở sân tập và các võ sĩ giao đấu với nhau trên võ đài.
Cũng có thể định nghĩa: Phát thế là hình thức “bắt bông, bỏ bộ” trong tư thế cố định của một võ sĩ Võ Ta khi giao đấu với một hay nhiều đối thủ. Minh họa cho Phát thế có thể hình dung rằng: Trong khi giao đấu, các võ sĩ thường xuyên tay “bắt bông”, chân “bỏ bộ” rồi thình lình dừng lại cố định, diễn ra một thế võ mô phỏng hình tượng của một con người, con vật đang ở trong tư thế hành động hoặc hình tượng cây cối, hoa, lá, mây, nước trong tư thế động, dù trường hợp này không có nhiều.
"Bắt bông" là động tác của hai tay thường xuyên múa theo các đường vòng cung, vòng tròn tạo thành những đường nét hoa mĩ trong khi giao đấu, những đường nét hoa mĩ này được phân loại và sắp xếp thành từng bộ gọi là bông quyền. Những bộ bông quyền căn bản gồm có: Bông “Mở” để gạt, kéo, phòng thủ phần thượng bộ; bông “Khép” để gạt, kéo, phòng thủ phần hạ bộ; bông “Chuyền” để tháo gỡ hai tay bị nắm chặc; bông “Thuận nghịch” để tạo ra những thế khắc, khóa; bông “Hoa sen” để bắt, bẻ tay, chân địch thủ; bông “Song quyền” để tháo gỡ hai chỏ bị nắm chặc và khi chuyển thân để né, tràn, hụp, lặn…
"Bỏ bộ" là động tác của hai chân thường xuyên di chuyển tới, lui, qua trái, qua phải trong tư thế rùn gối, với tốc độ chậm và chậm vừa rồi thỉnh thoảng tăng tốc đột ngột ở động tác “nhảy thót”, những động tác di chuyển này được gọi là “ngựa”. Những thế ngựa thường được sử dụng trong giao đấu gồm có: Ngựa Trung bình, rùn gối vuông góc, hai bàn chân song song; ngựa Đinh, một chân gập gối, một chân duỗi thẳng; ngựa Chéo, hai chân tréo nhau và cùng rùn thấp; ngựa Trảo mã, một chân rùn thấp, một chân chấm đất ở mũi bàn chân; ngựa Tứ bình, hai gối đều rùn xuống, trọng tâm rơi vào khoảng giữa hai bàn chân, bàn chân sau hướng ngang và bàn chân trước hướng xéo tới 450
Về mặt lý luận, Phát thế là kết quả cuối cùng, công đoạn cuối cùng của một chuỗi động tác bắt bông, bỏ bộ, định hình tư thế hành động mô phỏng, có mục đích lôi kéo đối thủ vào ý đồ chiến lược của người võ sĩ chủ động phát thế.
Dựa vào ý đồ chiến lược của người chủ động phát thế có thể sắp xếp những thế võ được tạo thành từ sự mô phỏng các tư thế hành động và tư thế động của người, vật, cây cối… thành 2 nhóm: Thủ và Phơi.
Nhóm “Thủ” bao gồm những thế võ được tạo ra trong tư thế chân trụ vững chắc, hai tay khép kín, phong toả các nơi hiểm yếu, trọng huyệt của cơ thể. Những thế võ này thường được phát ra trong 2 trường hợp: Khi bị tấn công thình lình và khi chưa hiểu rõ sở trường của địch thủ.
Nhóm “Phơi” bao gồm những thế võ được tạo ra trong tư thế hai cánh tay mở hẹp hoặc rộng, cố tình để trống thân thể. Những thế võ này được phát ra trong 2 trường hợp: Tạo nghi binh và dụ địch lâm thế.
Tuy nhiên, dù một thế võ phát ra thuộc nhóm Thủ hay nhóm Phơi cũng đều hội đủ 2 yếu tố: Vừa đẹp mắt vừa mang lại hiệu quả cao trong giao đấu.
Xin giới thiệu một số thế võ được phát ra trong tư thế cố định khá đẹp mắt khi giao đấu và biểu diễn như sau:
- Sơn Đông kỵ mã (người Sơn Đông cưỡi ngựa): Chân trụ tấn, hai gối tạo góc vuông như ngồi trên lưng ngựa, một tay như cầm dây cương, một tay như cầm roi;
- Tiên ông túy tửu (ông tiên say rượu): Chân bước chéo liêu xiêu như muốn ngã, một tay như cầm bầu rượu, một tay như vén vạt áo dài;
- Đại thọ đương phong (cây to chống gió): Chân trụ tấn trung bình vững chắc, hai tay vòng cung trên đầu và dưới bụng phong tỏa cả 2 vùng thượng bộ và hạ bộ;
- Mãnh hổ diêu đầu (hổ dữ quay đầu): Trụ tấn chân hổ, đầu xoay nhìn qua vai;
- Xuyên long quá hải (rồng bay qua biển): Chân đứng dang rộng, thân thấp, mình ngã dài, hai tay vươn lên như cặp sừng;
- Miêu tẩy diện (mèo rửa mặt): Chân bắt chéo như mèo ngồi, tay như vuốt mặt;
- Bạch viên hiến quả (vượn trắng dâng quả): Hai chân rùn, gối khép chặc vào nhau, hai tay chéo nhau trước ngực, bàn tay ngửa lên như bưng đĩa đựng quả cây…
Có nhiều người có thể chưa biết rằng, cho trẻ học võ cũng là một phương pháp trị biếng ăn cho trẻ.
Ở các nước phương Tây, nhất là Đức, bệnh biếng ăn hoặc ăn uống vô chừng đang là mối lo không chỉ đối với phụ nữ mà cả đối với đàn ông. Ở Đức, có khoảng 10% số nam giới trong độ tuổi từ 10 đến 25 mắc hai chứng bệnh này, còn ở Pháp thì có khoảng 90% người mắc chứng bệnh biếng ăn là nữ. Cả hai chứng bệnh làm người ta chán sống, đau khổ vì chẳng có loại thuốc đặc trị nào.
Giới nào thường bị mắc hai chứng bệnh này nhiều nhất? – Đó là giới người mẫu thời trang sợ thực phẩm làm cho “thân thể phì nhiêu” và những công nương, quý tử con nhà giàu có được nuông chiều.
Ăn ít cũng cực, mà ăn nhiều cũng khổ. Vậy làm sao để cân bằng đây? – Theo Volker Pudel, một nhà dinh dưỡng học người Đức thì học võ là cách trị bệnh tuyệt diệu nhất. Tất nhiên trước khi học các thế đánh, các võ sinh phải nhập định. Và lối nhập định này khác với nhập định truyền thống ở chỗ từng đôi, từng đôi một đối đầu nhau từ đầu đến cuối buổi tập.
Hai người cùng chứng bệnh mặc võ phục, phần thân trên để trần lấy thế ngồi trên gót mà điểm tựa là 10 đầu ngón chân. Hai tay nắm chặt, chống thẳng lên nền đất. Tất cả dùng làm điểm tựa rồi dồn hết sức mạnh lên hai cái đầu đẩy nhau bằng đỉnh trán. Người địa phương gọi đây là thế machos (masos). Hai người quần nhau khoảng 10 phút thì nghỉ, rồi lại tập các thế võ bình thường.
Với phương pháp rèn luyện đó, theo Volker Pudel, những người ăn uống vô độ hay biếng ăn sẽ lấy lại thế cân bằng trong ăn uống, nếu tập đều đặn. Người viết lại bài này thấy lạ nên ghi lại để các bạn đọc chơi.
Nếu có ai đang bị một trong hai chứng bệnh này hành hạ thì cần thận trọng, nên hỏi các võ sư lão luyện và thử vài lần trước khi dốc tâm luyện tập.
Võ thuật thực chiến hay võ thuật tự vệ vốn khá khó hiểu và khó sử dụng trong thực tế. Tuy nhiên chúng ta có một số nguyên tắc cơ bản nhất dành cho tất cả mọi người.
1. Dùng đòn ngắn, nhanh và gọn
Trong tình huống 1 chọi 1 và có sự chuẩn bị sẵn thì bạn có thể dùng những đòn đấm, nó như một trận Boxing tay trần nhiều hơn là thực chiến đường phố. Thực chiến đường phố vốn là những tình huống bất ngờ, bạn cần luyện tập các đòn ở cự ly ngắn như cắm chỏ, đâm gối.
Nếu bạn là người quen đánh đấm thì bạn có thể hạ knock-out ai đó bằng đòn 3-4 (đấm móc) tuy nhiên thực tế thì những kẻ muốn tấn công trên đường phố luôn dồn ép và áp sát ngay từ những giây đầu tiên nên đòn đấm ở tầm quá gần thì khó lòng nào giúp bạn đủ sức hạ gục đối thủ.
2. Luyện tập kỹ thuật ngoài thi đấu
Thực tế võ thuật cổ truyền khá thực chiến vì có nhiều đòn thế khá hiểm. Có thể gọi là “bẩn” nhưng thực tế, điển hình như các đòn móc mắt hay đánh vào cổ. Để dùng những đòn thế này tốt cần có thời gian luyện ngạnh công luyện cho các ngón tay cứng chắc hơn.
Võ thuật cổ truyền vốn được sinh ra qua nhiều giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời chiến. Do đó các kỹ thuật đều có yếu tố sát thủ vốn chỉ được dùng khi bước vào ranh giới sống và chết. Đây vốn là những đòn thế phi thể thao do đó ít lò võ hiện đại nào dạy bạn.
3. Nên có kiến thức về grappling
Trong thực chiến đường phố, ở tình huống 1 vs 1 và không dùng hung khí, dù đối thủ có nặng hơn bạn hơn cả chục ký thì điều đó chẳng hề quan trọng trong địa chiến. Có thể nói Brazillian Jiu-Jitsu (BJJ) là một trong những môn võ tốt nhất để vượt qua các đối thủ có thể trạng và cân nặng hơn bạn.
Đặc biệt là nữ giới thường là những nạn nhân của các vụ xâm hại do cơ bắp và thể trạng khó có thể hạ gục những tên đàn ông to con hơn. BJJ giúp bạn vượt qua giới hạn về thể chất vì môn võ này vố chú trọng kỹ thuật nhiều hơn sức mạnh. Nếu bạn không tin hãy xem nữ võ sĩ BJJ dưới đây xử lý thế nào với anh chàng tập thể hình này.
Hạ knock-out võ sĩ người Indonesia George Lumoly ngay trong những giây đầu tiên của hiệp 1, Trần Văn Thảo đã giành chiếc đai WBC châu Á lịch sử cho Boxing Việt Nam.
Trận đấu tranh đai WBC châu Á hạng Super Flyweight (52kg) giữa Trần Văn Thảo và George Lumoly diễn ra lúc 15h30 chiều 23/11 tại sàn đấu Suamlum Night Bazaar, Bangkok, Thái Lan.
Ngay khi trận đấu bắt đầu, Trần Văn Thảo nhập cuộc tự tin, chủ động tấn công phủ đầu đối thủ bằng hàng loạt pha ra đòn. Ở giây thứ 13 của hiệp 1, võ sĩ của Việt Nam tung cú đấm móc trái cực mạnh vào vùng lá lách khiến Lumoly đổ gục xuống sàn đấu. Trọng tài buộc phải đếm và cho dừng trận đấu.
Chiếc đai vô địch WBC châu Á lịch sử của Trần Văn Thảo.
Với chiến thắng knock-out trước tay đấm người Indonesia, Trần Văn Thảo đã chính thức trở thành võ sĩ đầu tiên trong lịch sử Quyền Anh Việt Nam giành được chiếc đai WBC danh giá. Đây là trận đấu đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Trần Văn Thảo và đánh dấu một cột mốc quan trọng của Quyền Anh Việt Nam ở đấu trường chuyên nghiệp.
Ông Trần Minh Tiến – Chủ tịch Liên đoàn Quyền Anh Việt Nam, cũng có mặt tại Thái Lan và chia vui cùng chiến thắng lịch sử của Trần Văn Thảo.
Ông Trần Minh Tiến (Chủ tịch Liên đoàn Quyền Anh Việt Nam) nhận định: “Tuy chưa phải mang tầm cỡ thế giới nhưng trận đấu tranh đai WBC châu Á của Thảo đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Quyền Anh Việt Nam. Điều đó sẽ khích lệ lớn đến tinh thần của các võ sĩ Boxing khác. Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng về những cột mốc tiếp theo của Boxing Việt Nam trên đấu trường chuyên nghiệp quốc tế”.
Được biết, đây là trận thắng thứ 7 của Trần Văn Thảo ở đấu trường Boxing chuyên nghiệp. Trận tranh đai WBC châu Á lần này được võ sĩ của Việt Nam ấp ủ từ cách đây 2 năm. Anh luôn mong muốn làm một điều gì đó có thể thay đổi lịch sử Quyền Anh Việt Nam. Với chiếc đai WBC danh giá này, Trần Văn Thảo đã trực tiếp khẳng định: “Quyền Anh Việt Nam không thiếu người tài và hoàn toàn có đủ khả năng để đánh chuyên nghiệp”.
Niềm mơ ước của Thảo đã trở thành sự thật.
Đai WBC là một trong 4 chiếc đai lớn nhất trong làng Quyền Anh thế giới, bên cạnh các đai WBO, IBF, WBA. Hiện nay, WBC châu Á là chiếc đai danh giá nhất trong khu vực được trao bởi Hội đồng quyền anh châu Á. Trần Văn Thảo là võ sĩ Việt Nam đầu tiên bước lên tranh đai WBC và giành chiến thắng lịch sử.
Cha mẹ nào mà không thương yêu con mình, đó là lẽ tự nhiên của sự đời. Con cái là tài sản to lớn là niềm vui niềm
hạnh phúccủa mỗi gia đình. Con cái lớn lên và thành công sẽ chính là niềm tự hào
của các bậc cha mẹ, và chỉ khi có định hướng đúng bạn mới đem đến
cho trẻ một môi trường phát triển lành mạnh và toàn diện.
Hiện tại học võ thuật
cho con đang ngày càng phổ biến, bố mẹ nên cho con học từ nhỏ để đạt được sự thuần thục khi lớn lên. Dù
cho con bạn có quá nhút nhát, rụt rè, hay nghịch ngợm và hiếu động, thì việc học
võ cũng sẽ đem đến nhiều bài học cuộc sống quan trọng và rèn thêm kỹ năng tự vệ
cho chúng.
Cho trẻ đi học võ ngay từ khi còn nhỏ
- để giúp trẻ được vận động nhiều hơn. Trẻ em không được vận động dễ mắc bệnh
béo phì và các căn bệnh tiềm tàng khác. Tại trường học, thể dục vẫn chưa hẳn là
một bộ môn được coi trọng nhất là tại cấp độ tiểu học. Trẻ chưa được quan tâm
đúng mức trong vấn đề rèn luyện thể chất. Võ thuật mang lại nhiều lợi ích,
nhưng trước hết vẫn là cho giúp trẻ vận động và được một cuộc sống lành mạnh.
Được
tập luyện và kết bạn với những bạn bè đồng trang lứa, và nhất là những người
lớn hơn mình tại lớp học mang đến cho trẻ một sự tự tin nhất định. Đương nhiên
điều này cũng mang đến sự khiêm tốn, vì những đối thủ mạnh hơn luôn là những
người cần phải dè chừng và coi trọng nhiều hơn. Võ thuật sẽ dạy cho con bạn rằng không có
những người mạnh mẽ thực sự, các võ sĩ đều biết cảm giác đó đến từ sự tự tin.
Con bạn sẽ tự học được cách đón nhận sự tự tin và lòng tôn trọng mọi người ngay
từ trong nhận thức.
Những
gì trẻ không được dạy trong giờ thể dục trên trường chính là lắng nghe cơ thể
của chính mình. Lắng nghe cơ thể giúp trẻ hiểu rõ cảm xúc cũng như biết được
những suy nghĩ thực sự của bản thân.
Một
võ sĩ sẽ được rèn luyện để nhìn và lắng nghe cả trong lẫn ngoài cơ thể. Phát
triển trực giác, biết được nỗi sợ cũng như sự can đảm của bản thân là điều kiện
tốt nhất giúp trẻ kết nối tâm hồn với cơ thể. Trẻ sẽ học được cách hóa giải
những cảm xúc tiêu cực của bản thân thông qua võ thuật.
Học võ mang lại nhiều kỹ năng quan trọng cho trẻ
Một
trong những bài học võ thuật đầu tiên mà trẻ được dạy chính là không có khái
niệm “đánh nhau”. Trẻ chỉ là đang học cách thể hiện cảm xúc của mình qua những động tác võ thuật. Và điều này giúp trẻ
giải quyết những mâu thuẫn gặp phải bằng những biện pháp nhẹ nhàng và hòa bình
hơn là “chiến tranh”.
Trong
võ thuật, bạn có thể nhận ra một người đang học môn võ nào chỉ bằng cách họ
thở. Thật vậy, không có gì thiết thực hơn để giúp trẻ nâng cao trình độ võ học
hơn là việc học thở đúng cách. Đây là điều mọi người hay bỏ qua nhưng nếu biết
cách thở đúng, trẻ sẽ có thể điều chỉnh tâm trạng và thư giãn cơ thể dù đang
chịu áp lực cao.
Chìa
khóa cuối cùng vẫn là tìm được môi trường phù hợp cho trẻ luyện tập. Hiện tại trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia đang khai giảng các lớp võ cỗ truyền tại Quận
Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình TP Hồ Chí Minh.
KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Võ sư – HLV võ thuật hiện tại của bạn có phải một người tài giỏi? Có thể bạn quá nhỏ bé để tự mình đánh giá điều đó, nhưng 9 điều sau đây sẽ giúp bạn:
YÊU CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY CỦA MÌNH
Có sự khác biệt rất lớn giữa những người yêu công việc của mình, và người không có được điều đó. Người yêu công việc giảng dạy sẽ làm mọi thứ thật tận tâm, không vụ lợi và dành hết những gì cho nó.
CÓ KIẾN THỨC SÂU VỀ VÕ THUẬT
Trong một số môn võ cơ bản như Boxing, HLV không cần mất quá nhiều thời gian để học lấy bằng HLV. Kể cả trong những môn khó như BJJ, nếu bạn chỉ muốn thụ động học được những gì bạn được dạy và.. hết, người đó vẫn có thể đến được trình độ HLV.
Nhưng một võ sư – HLV võ thuật tuyệt vời là người có kiến thức sâu về võ thuật. Điều đó không chỉ giúp anh ta có kiến thức để giải quyết những vấn đề ngoài căn bản, cho học trò được những kiến thức tốt hơn và đương nhiên là chứng minh được rằng anh ta thực sự gắn liền cuộc đời mình với võ thuật, luôn dành thời gian và cơ hội của mình cho việc học hỏi, nâng cao trình độ
BIẾT CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC VÀ CẢM HỨNG CHO HỌC VIÊN
Kiến thức dù tốt đến mấy cũng cần bạn cố công cho nó. Điều thực sự gúp bạn thành công được trong võ thuật là sự nỗ lực liên tục, và điều đó cần có động lực cũng như niềm cảm hứng to lớn. Bạn lấy niềm cảm hứng đó từ đâu? Internet? Rất khó! Bạn tập và chính cá nhân bạn? Làm thế nào được khi chính bạn sẽ suy sụp vì mệt mỏi và chán nản. Chỉ có người HLV của bạn sẽ là người làm điều đó.
GIÚP HỌC TRÒ ĐẶT MỤC TIÊU
Mục tiêu có nhiều ý nghĩa. Nó là định hướng tập luyện, là cơ hội để nhìn nhận nghiêm túc về vị trí hiện tại bản thân và cũng là bài tập cho sự tính toán nghiêm túc về những gì cần phải làm sắp tới. Mục tiêu là thứ định nghĩa thành công và thất bại. Nếu bạn không biết lập mục tiêu và chính HLV của bạn cũng không làm được điều đó thì việc tiến bộ trong võ thuật là rất… xa vời.
THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG
Võ thuật bao hàm cả sự giáo dục đạo đức, và một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản nhưng quan trọng nhất là sự tôn trọng. Sự tôn trọng giúp con người thấu hiểu được những kiến thức cao sâu nhất từ người khác, và một HLV đầy tôn trọng cũng là người có khả năng học hỏi rất cao từ những bậc thầy khác.
BIẾT TẠO NIỀM VUI
Võ thuật là căng thẳng, áp lực và bạo lực. Đó là những điều không thể chối cãi. Một võ sư giỏi là người biết tạo niềm vui cho chính mình lẫn học trò, vừa là cách để giảm căng thẳng, vừa gắn kết học trò với môn võ và giữa các học trò với nhau. Cần nhớ rằng hầu hết các võ sinh giỏi trong lịch sử các bộ môn đều là những người có “duyên”, hay nói đúng hơn là tình cảm gắn kết đặc biệt họ với bộ môn đó.
TRỞ THÀNH TẤM GƯƠNG CHO HỌC TRÒ
Nhiều võ sư – HLV võ thuật tuổi mới trung niên mà đã phải ngồi ghế suốt buổi tập để chỉ tay 5 ngón cho học trò tập luyện. Một võ sư tuyệt vời cần duy trì tập luyện cùng với các học trò, vừa là để thị phạm kỹ thuật, vừa là tấm gương cho các học trò về lợi ích của võ thuật với sức khỏe.
Không chỉ về thể chất và kỹ thuật, các võ sư – HLV võ thuật cũng phải trở thành tấm gương đạo đức cũng như tinh thần ham học hỏi cho các học trò.
ĐƯA RA NHỮNG PHƯƠNG ÁN ĐẦY SÁNG TẠO
Cú đấm cần phải được tung từ cánh tay duỗi hết để tạo lực tối đa. Nhưng có một HLV Boxing gặp phải một học viên có cánh tay bị cán vá (tay mở hết thành đường gãy gấp chứ không thẳng), khiến cú đấm dội lực làm cùi chỏ anh ta rất đau. Thế là, HLV bắt đầu hướng dẫn anh ta kềm lực, đấm không bung hết tay để giữ cánh tay vừa đủ thẳng.
Con người là một thực thể vô cùng phức tạp, và dạy võ là hoạt động cũng vô cùng phức tạp. Khác với những kiến thức cơ bản, những vấn đề phức tạp có thể liên tục xảy ra và nó nằm ngoài kiến thức – kinh nghiệm thông thường. Một người thầy có thể đưa ra phương án giải quyết những vấn đề này chắc chắn là người thầy hết sức sáng tạo và vĩ đại.
KHÔNG ĐẶT NẶNG VẤN ĐỀ CÁ NHÂN
Một người thầy võ tốt sẽ không bước vào lớp tập với những bực dọc thường ngày của họ, không phân biết đối xử với một học trò đồng tính vì người thầy có quan điểm chống đối người đồng tính.
Dĩ nhiên, bất cứ ai cũng cần cái tôi cá nhân để xây dựng tính cách, quan điểm và sở trường riêng. Dẫu vậy, một người thầy phải biết đặt mình vào tất cả cũng như từng người một để nhìn nhận chính xác vấn đề và đưa ra cách giải quyết phù hợp.
MMA đã trở thành một trong những môn thể thao chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới.
Phần lớn điều này liên quan đến sức mạnh thương hiệu của UFC trên toàn cầu, và tác động tuyệt đối của môn thể thao này ở Mỹ cùng với sức mạnh của các phương tiện truyền thông Mỹ để cộng hưởng trên toàn thế giới.
MMA ở châu Á
Châu Á là một thị trường rất tiềm năng cho MMA, ít nhất là do Nhật Bản là cái nôi của nhiều giải đấu MMA lớn. Nhật Bản là thị trường cốt lõi của MMA. Trong những ngày đầu của MMA, Nhật Bản đã thống trị bởi nhiều giải đấu như Pride, Dream và Shooto. Các giải đấu của Nhật Bản, và những võ sĩ, vẫn là những huyền thoại trong môn thể thao này.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển của UFC, các giải đấu tại Nhật Bản đã suy yếu một chút vì giải đấu ở Las Vegas bắt đầu thu hút các võ sĩ tài năng đến từ Nhật Bản. Trong một vài năm, dường như MMA ở châu Á không hoạt động và chỉ chờ UFC bước vào và tiếp quản.
Mọi thứ ngày nay đã khác. MMA đang phát triển ở châu Á.
Sự phát triển của MMA ở châu Á
Yếu tố lớn nhất trong sự phát triển của MMA ở châu Á là sự thành công của ONE Championship, giải đấu của Singapore bắt đầu như là một màn trình diễn của các võ sĩ tại chuỗi phòng tập thể dục Evolve nổi tiếng, và từ đó đã trở thành một giải đấu xuyên quốc gia của các tài năng võ thuật.
ONE Championship đã được tổ chức tại Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Dubai, Campuchia, Trung Quốc và Myanmar. Chủ tịch Công ty Chatri Sityodtong và CEO Victor Cui đã chứng minh rằng MMA ở Châu Á có thể cạnh tranh với UFC, và thậm chí còn giành chiến thắng trong việc giành được bản quyền truyền hình, thị phần, các võ sĩ tên tuổi và người hâm mộ.
Khi ONE Championship bắt đầu thành công, các giải đấu khác trên khắp châu Á đã lao vào thị trường để tạo ra hoặc hồi sinh những khung cảnh MMA của riêng họ. Một số tổ chức đã tạo ra các giải đấu có vai trò như là một phần của ONE Championship, trong khi một số giải đấu khác lại nắm giữ thị trường địa phương và tìm cách kết nói với ONE Championship theo các điều khoản riêng.
Tại Hàn Quốc, Road FC đã thực hiện nhiều giải đấu thành công và đã mạo hiểm xâm nhập vào Trung Quốc đại lục.
Dòng chảy của các môn võ khác
Sự trỗi dậy của các giải đấu này cũng mang lại không gian cho các môn võ không được nhìn thấy ở Mỹ hoặc châu Âu, và giúp bảo tồn và khôi phục các môn võ truyền thống. Sự phát triển của BJJ, Sambo, vật tự do và Kickboxing châu Âu cũng có ảnh hưởng lớn đến các phòng tập võ ở Châu Á.
Các tổ chức ở khắp Châu Á bắt đầu nhìn thấy cơ hội mà MMA đưa ra, và các võ sĩ thường chỉ giới hạn trong các sân Kickboxing, Sanda, Muay Thai hoặc boxing bây giờ có lý do để nghiên cứu nhiều môn võ khác nhau.
Trung Quốc Đại Lục có lẽ là chậm thích nghi nhất với MMA và các môn thể thao chiến đấu, nhưng hiện nay các giải đấu MMA đã bắt đầu hướng đến thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có một mạng lưới rộng lớn các trường đại học thể thao và học viện võ thuật, phần lớn, vẫn còn cách biệt với phần còn lại của thế giới.
Nói đến võ thuật Việt Nam là nói đến “lòng tự hào dân tộc” được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Đó là cả một truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những kỹ năng căn bản, những quy định nghiêm ngặt được đúc kết, xây dựng công phu trên nhiều phương diện.
Từ hàng ngàn năm qua, võ cổ truyền Việt Nam với các hệ phái phát triển đa dạng và phong phú. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, nhưng Võ thuật Việt Nam có những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa Việt.
Các hệ phái võ thuật cổ truyền ở nước ta được xếp vào 5 nhóm chính: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), các môn phái có nguồn gốc từ Trung Quốc đến Việt Nam (như các hệ phái danh gia Thiếu Lâm) và ngoài ra, còn có thể kể đến các võ phái Việt Nam phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm những môn phái là thành viên của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Võ cổ truyền Việt Nam hội tụ là lan tỏa
Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo, bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật mà các thế hệ người Việt Nam đã đấu tranh, mở mang bờ cõi, dựng nước và giữ nước theo suốt chiều dài lịch sử.
Việc thành lập Liên đoàn thế giới võ cổ truyền Việt Nam và Giải vô dịch thế giới cho thấy sự hội tụ và làn tỏa của võ cổ truyền Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Giải đấu đã thu hút gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia có nên võ thuật lâu đời đã tham gia. Các võ sư đến từ châu Á, châu Mỹ, châu Âu... đều hô vang Việt Nam trước sự chứng kiến, cắt băng khai mạc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Điều đó cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng lên. Tất cả những võ sư trong làng võ Việt Nam vô cùng tự hào bởi chúng ta đã làm lan tỏa tinh hoa dân tộc, lan tỏa võ thuật Việt Nam trên dấu trường quốc tế. Văn hóa của Việt Nam cũng đã lay động tâm khảm bạn bè Quốc tế tại các đấu trường.
Võ cổ truyền Việt Nam là kết tinh của những thiết chế văn hóa nghiêm ngặt với những tôn chỉ mục đích rõ ràng, được thế hệ trước truyền lại những tinh hoa cho thế hệ sau, để chúng ta có thể tự hào nói rằng võ thuật Việt Nam rất hùng mạnh. Có một nền văn hóa lâu đời trong lịch sử mà chúng ta giữ lại và vun bồi phát triển cho tới hôm nay vẫn đang tiếp tục tỏa sáng. Chúng ta không chỉ cảm nhận về những nét đặc trưng khác biệt của võ thuật Việt Nam mà ở đó còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một hệ tư tưởng vô cùng quan trọng.
Võ sư Lê Ngọc Quang, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội võ thuật Hà Nội cho biết: Chúng tôi yêu võ thuật, chơi võ gần như cả cuộc đời. Bản thân tôi cũng như các võ sư đã gắng sức gìn giữ và đóng góp một phần nhỏ cho võ thuật Việt Nam, không chỉ được ghi nhận thành tựu qua các giải đấu trong nước và quốc tế mà còn góp phần quảng bá, gieo tình yêu võ thuật và niềm tự hào dân tộc thông qua các loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Rất nhiều võ sinh, võ sĩ đã trưởng thành và làm rạng danh, nâng tầm võ cổ truyền dân tộc lên bằng những tấm huy chương, những kỳ tích tại các đấu trường quốc tế. Sức ảnh hưởng của võ thật là rất lớn để tạo ra hình thái và niềm tự hào cho tất cả mọi thế hệ người Việt Nam ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài.
Chính sách cởi mở của Nhà nước đã làm cho sự phát triển của đất nước lan tỏa tốt trong đó có võ thuật Việt Nam. Rất nhiều các môn phái võ Việt đã có mặt tại nhiều quốc gia ở khắp các châu lục. Việc các võ sĩ nước ngoài, học võ Việt nam, học tiếng Việt nam, thực hành các nghi thức võ học theo văn hoá cổ truyền Việt nam với lòng tôn kính, sự nghiêm túc, đó là niềm tự hào của các võ sư Việt
Một học sinh đi học hát mà bị sưng mặt, sưng tay, mà bảo là do Thầy đánh thì ông thầy ngay lập tức bị chỉ trích thậm tệ. Tuy nhiên, một môn sinh học võ mà có những chấn thương do tập luyện thì là chuyện bình thường vì đó là sự nghiêm khăc, sự trao truyền, uốn nắn môn sinh vào khuôn khổ. Người dạy võ đã nghiêm khắc, nhưng bản thân người học võ cũng tự ép mình vào khuôn khổ của chính sự khắt khe, nghiêm minh và cả sự khắc nghiệt với nghề đề tôi luyện bản lĩnh, độ trì - đó là Đạo. Đạo có nghĩa là đường, đó là con đường của văn hóa, là gia phả của dân tộc, tạo nên sự vững chắc, khiêm nhường trong văn hóa truyền thống.
Học võ, chơi võ và những ứng xử văn hóa
Tập võ, học võ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Người tập võ có thể chỉ là để tự vệ, để nâng cao thể lực, còn người học võ là học đạo nghĩa, học nề nếp gia giáo, tôn ti trật tự. Kỹ thuật chiêu thức của võ chỉ đứng hàng thứ trong võ học. Người học võ là học tinh thần, học sự trung thực, ngay thẳng. Qua đó, sống không nhỏ nhen, lèo lá, bởi văn hóa nền tảng là văn hóa vững chắc và khi đã tự tin có bản lĩnh, người ta sẽ làm được tất cả những điều tốt nhất. Bản ngã của người chơi võ tạo nên văn hóa của ứng xử trong giao tiếp, trong công việc và người chơi võ sẽ luôn bảo vệ lẽ phải.
Chuyện thi đấu võ thuật có tổ chức, có bảo hiểm theo luật quy định giữa các cá nhân và môn phái là chuyện hết sức bình thường. Nhưng thách đấu và thực chiến, lại là một chuyện khác. Tuy võ là một môn có thể gọi chung từ Thể Thao nhưng bản chất của võ thuật là mang tính sát thương, lấy tai nạn của đối phương làm mục đích và vinh quang cho người thắng, vì vậy sẽ không có tính (hữu nghị) khi giao đấu( tự do) để phân cao thấp mà thực chất phải gọi là một trận đánh nhau thì đúng nghĩa hơn! Mà đã là đánh nhau thì nhà nước cấm, nhất là trận đánh đó không may lại có hệ quả thương tật cao, và yếu tố với người nước ngoài thì sự việc sẽ rất trầm trọng, sẽ mang yếu tố hình sự với cá nhân, hoặc tập thể, tuỳ từng cấp độ vi phạm.
Một năm chúng ta có ít nhất là 8 giải quốc gia để đấu đài. Trên khắp lãnh thổ Việt nam. Riêng Hà Nội đã có tới 2 giải để thi đấu. Chúng tôi cũng “Thực chiến” rất sát thủ chỉ có điều võ sĩ có trang bị bảo hiểm có xe cứu thương gắn còi ụ cùng đội ngũ bác sĩ túc trực và quyền hợp pháp ra đòn chí mạng, nếu có khả năng thật, để hạ gục đối phương.
Cách đây khoảng 20 năm, một người muốn nổi tiếng là vô cùng khó khăn vì các phương tiện truyền thông còn hạn chế. Bây giờ thì việc nổi tiếng lại vô cùng dễ dàng khi có cả 1 hệ thống cư dân mạng quá đông. Họ đang tự cho mình quyền tự do ngôn luận thái quá. Đôi khi những cái thật, cái tốt thì chưa chắc đã hưởng ứng.
Những người học võ, chơi võ nghiêm túc ít khoa trương bởi võ thuật tôi luyện người ta tính trầm lắng, ngay thật. Đôi khi sự việc rất bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến hình ảnh chung, nếu thiếu đi sự đứng đắn mà chỉ lợi dụng sự việc để đánh bóng tên tuổi mình theo một cách nào đó. Những gì xảy ra thời gian gần đây cho thấy báo chí cũng nên thực sự nhìn nhận một cách nghiêm túc để tránh ảnh hưởng đến cá nhân, đoàn thể và nghiêm trọng hơn là quốc gia. Người nước ngoài luôn nhìn nhận Việt Nam qua truyền thống. Vì thế, đừng để những điều bình thường lại có thể ảnh hưởng đến cả dân tộc.
Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng rồi, sự giao lưu được gắn kết bởi công nghệ internet. Thế giới nhìn về Việt Nam và ngược lại Việt Nam nhìn ra thế giới, mọi thứ không còn xa, chỉ trong tích tắc là có thể biết được việc gì đang xảy ra.
Tự do mạng là tự do văn minh nhưng đòi hỏi người xử dụng phải có những góc nhìn chọn lọc. Tất cả những " rùm beng" trên mạng xã hội đều là sự ngẫu hứng, chủ quan cá nhân, và có một phần tiếp tay của báo chí đã đẩy nhiều sự kiện bình thường thành phức tạp.
Võ thuật và sự giao thoa trong các loại hình nghệ thuật
Trong nhiều thế kỷ qua, võ cổ truyền Việt Nam không chỉ được biết tới là một bộ môn thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Tinh thần thượng võ của người Việt dù ở trong nước hay ở nước ngoài cũng được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, võ thuật còn xuất hiện trong nghệ thuật Tuồng, chèo, trong sân khấu điện ảnh và ở nhiều loại hình nghệ thuật khác.
Theo võ sư Lê Ngoc Quang cho rằng: Việc đưa võ thuật vào nghệ thuật tùy ở những tình tiết, nội dung kịch bản, vở diễn mà đạo diễn cũng như cố vấn võ thuật có thể sử dụng sao cho phù hợp. Lúc ấy có thể võ thuật được xử dụng như một môn nghệ thuật độc lập nhưng có khi chỉ dùng mang tính chất đối kháng, và sử dụng nhiều kỹ xảo điện ảnh.
Hầu hết các loại hình nghệ thuật mang tính hấp dẫn và phản ánh trung thực cuộc sống đều có bóng dáng của môn võ thuật. Đóng góp của võ thuật trong các lĩnh vực nghệ thuật là rất lớn, nó tạo ra một hình thái và niềm tự hào thế hệ người Việt.
Khi võ thuật đã trở thành tài sản chung thì chúng ta, đặc biệt là những võ sư, võ sinh lại càng nỗ lực bảo vệ. Vì là di sản chung nên phải biết cách bảo quản, giữ gìn. Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng khi Nhà nước mà đại diện là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam luôn quan tâm và tạo điệu kiện của võ thuật Việt Nam phát triển và mở rộng ra thế giới. Đó là điều quan trọng để nâng tầm võ thuật Việt Nam
Hà Nội có trên 80 môn phái, võ đường, câu lạc bộ với khoảng 35.000 người. Số lượng môn sinh phụ thuộc vào chất lượng võ đường cơ sở. Tuy nhiên, dạy võ cổ truyền thì không thể dạy ồ ạt, bởi dạy càng ít người thì độ truyền thụ càng tinh thông. Dạy theo lối “mậu dịch” chỉ mang tính thời vụ, nhất là các võ đường nhờ dạy võ mà giầu có thì chất lượng thấp. Những môn phái có gốc gác và bề dày giảng dậy kế thừa nhiều thế hệ, có đội ngũ võ sư trưởng thành hùng hậu với hàng chục võ đường thì môn sinh sẽ ổn định lâu dài. Những võ đường này có uy tín và độ tin cậy cao, có nhiều võ sĩ đạt thành tích trong các giải đấu trong nước, quốc tế. Điển hình như môn phái Bình Định gia ở Hà Nội,thường có khoảng 15/000 võ sinh tham dự trực tiếp (nghĩa là đang theo học).