Tác giả: Chuẩn Võ sư Nguyễn Thái Bình - Chưởng
môn Việt Y Võ Đạo
Điều 1: Bản chất trong tập luyện Việt Y Võ Đạo
Bản chất của võ thuật cương nhu phối triển hài hòa, mang tính
thuyết phục, tính giáo dục.
Điều 2: Phương châm trong tập luyện Việt Y Võ
Đạo
1. Dĩ nhu chế cương: Dùng mềm khắc cứng.
2. Dĩ nhược khắc cường: Lấy yếu thắng mạnh
4. Di lực tá lực: Mượn lực phản lực.
5. Dĩ cực nhu chế nhu: Dùng tuyệt kỹ công phu của nhu để chế
nhu.
6. Dĩ thủ vi công: Lấy phòng thủ làm tấn công.
Điều 3: Phương pháp trong tập luyện Việt Y Võ
Đạo
1. Khi tập luyện một đòn, thế, chiêu, thức, một bài quyền, một
bài binh khí (gọi chung là bài võ), môn sinh tập luyện trình tự theo 03 phương
pháp sau:
a. Luyện hình: Luyện hình thể các nét cơ bản của bài võ, có 03
cấp độ sau:
- Phát họa hình thể bài võ.
- Điều chỉnh kỹ thuật cho chính xác.
- Thi triển (biểu diễn) bài võ đầy đủ các nét cơ bản.
b. Luyện ý: Phân đoạn bài võ ra luyện cho nhuần nhuyễn, đồng
đều, tinh luyện, sở trường, tâm đắc.
c. Luyện thần: Luyện khí lực, kình lực, hình thái của bài võ
toát lên thần uy, khí phách khi thi triển bài võ với khẩu quyết (thân, tâm, ý,
khí, lực hợp nhất làm một).
2. Chế tâm điều tức vận khí hành công căn bản trong võ thuật có
03 phần quan trọng mà người luyện võ phải giữ gìn “Tồn tinh – Dưỡng khí – Luyện
thần”, với khẩu quyết “Tĩnh tâm bế mục chuyển khí trung - Dẫn hỏa quy nguyên
nhập đại hải”.
Điều 4: Quan niệm trong tập luyện Việt Y Võ
Đạo
1. Tập võ để biết nguồn gốc dân tộc.
2. Tập võ để có sức khỏe giúp ích cho mình và phục vụ xã hội.
3. Tập võ để rèn tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không dùng võ thuật
để làm điều tàn ác, vô nhân đạo.
4. Tập võ chính là Thể dục – Trí dục – Đức dục.
5. Người tập võ cần phải biết “Đức thắng tài vi quân tử - Tài
thắng đức tất tiểu nhân”.
Điều 5: Bảy điều kiêng trong tập luyện Việt Y
Võ Đạo
1. Gần sắc hại Tinh
2. Giận dữ hại Khí
3. Lo lắng hại Thần
4. Uống càng hại Huyết
5. Biếng nhác hại Gân
6. Gấp rút hại Xương
7. Đam mê hại Tâm.
Điều 6: Năm điều kỵ trong tập luyện Việt Y Võ
Đạo
1. Kỵ tình cảm buông lung.
2. Kỵ kiêu căng.
3. Kỵ nóng nảy, gấp rút
4. Kỵ luyện quá mức (kiệt sức).
5. Kỵ tửu sắc, hoan dâm.
(*) Bài viết có tham khảo nhiều nguồn tư liệu trang mạng
internet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét